Phải học tập

Thứ sẽ giảm xuống khi động lực tăng lên

Tại nơi tôi làm việc, có lời đề nghị từ các công ty về giảng dạy cho “hội thảo nâng cao động lực”. Chúng ta chắc chắn chỉ có thể nhìn thấy điều này ở những người lúc nào cũng hướng về phía trước, tràn đầy sự năng động. Tuy nhiên, câu trả lời nhận được lúc nào cũng giống nhau.

“Từ thời điểm mở hội thảo về ‘nâng cao động lực’ thì đồng nghĩa với việc động lực của mọi người sẽ đi xuống.”

“Không thể duy trì động lực”, “không thể làm cho đến cùng”.

Những vấn đề như thế này ai cũng gặp phải. Tuy nhiên, dẫu có hét lên “phải học thôi!”, “phải nâng cao kĩ năng của bản thân!” thì cùng với thời gian, động lực sẽ dần bị giảm xuống.

Nguyên nhân vì mọi người vẫn hay có cảm giác rằng “phải làm…” là một nghĩa vụ, bản thân bị đưa vào thế bị động.

Cho dù nâng cao động lực, chủ động làm việc đến đâu chăng nữa, nhưng nếu coi đó là một “nghĩa vụ” thì chắc chắn bạn sẽ mệt mỏi. Vì vậy, nếu động lực bị giảm xuống, hãy tăng nó lên, và lặp đi lặp lại điều này, giống như việc uống thức uống dinh dưỡng hàng ngày vậy.

Ngược lại, trẻ con dẫu chơi nhiều đến đâu thì vẫn luôn khỏe khoắn, không biết mệt mỏi. Nguyên nhân vì chúng không coi đó là nghĩa vụ. Và bởi vì “Sự năng động” không gây mệt mỏi.

Dẫu có thích đọc truyện tranh đến đâu, nhưng nếu “truyện bảy viên ngọc rồng” xuất hiện trong kì thi của trường dự bị đại học thì bạn có gặp khó khăn không? Nếu bị hỏi “Bố mẹ của Freezer tên là gì?”, thì chắc chắn các bạn cũng chẳng muốn học thuộc đúng không?

Ngược lại, khi được nói “nếu học tập chăm chỉ sẽ trở nên nổi tiếng, vì thế riêng việc học thì phải cố gắng” thì sẽ ra sao? Chắc chắn là bạn sẽ rất muốn học đúng không?

Não của chúng ta suy nghĩ khoảng 50000 lần trong một ngày. Thực ra, phần lớn trong số đó là “ý thức trách nhiệm”. Ví dụ như phải đánh răng, phải mặc quần áo, phải đến công ty, phải trả lời mail…

Sau khi kết thúc một ngày, cảm giác mệt mỏi của cơ thể là do ý thức trách nhiệm mà bản thân đã chồng chất.

Viết ra những suy nghĩ phải làm

Nếu dùng những “từ ngữ tích cực” để thay thế “việc bắt buộc” lặp đi lặp lại hàng ngày thì ngay từ đầu chúng ta sẽ không cần bận tâm đến những thứ như động lực nữa.

Tôi sẽ giới thiệu phương pháp chuyển đổi “suy nghĩ bắt buộc phải làm” từ bị động sang chủ động.

Trong lớp học thư pháp của tôi đã mở “một lớp học về phép thuật biến việc còn kém trở thành việc bản thân có thể làm tốt hơn” cho các học sinh.

Lớp học được đánh giá mang lại hiệu quả kỳ diệu và đơn giản, dễ hiểu.

Có học sinh rất ghét ăn cà rốt nay đã có thể ăn được. Có học sinh không còn gặp khó khăn trong việc dọn căn phòng mà trước đây không thể dọn được. Và có học sinh hay ngủ gật trong giờ học giờ đã có thể chăm chú nghe giảng.

Bạn cảm thấy thế nào? Tôi đã nhận được những phản hồi đáng ngạc nhiên từ các học sinh (Cười)

Bạn hỏi tôi “phải làm như thế nào?” ư?

Câu trả lời chỉ có “viết”.

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về câu chuyện của cô bé Erika, một học sinh trung học phổ thông.

Đầu tiên là viết việc bản thân còn kém và lý do ra giấy. Erika học không tốt “môn Sinh học”. Erika cảm thấy khó chịu với việc phẫu thuật mổ ếch có trong sách giáo khoa Sinh học. Vì thế, Erika không còn thích mở sách giáo khoa ra nữa. Kết quả là chỉ cần nghe tới “Sinh học” đã cảm thấy chán nản, và thành tích cũng cứ thế đi xuống.

Vì vậy, tôi đã bảo Erika hãy viết ra: “Tôi rất ghét sách giáo khoa Sinh học”.

Sau đó thì viết môn sinh học đáng ghét đó thành một môn học thú vị.

“Tôi bất chợt nhận ra rằng mình đã mở quyển sách Sinh học ra trong vô thức”.

Thêm vào đó, Erika đã xé nát tờ giấy ban đầu ghi “tôi rất ghét sách giáo khoa Sinh học”, rồi dán tờ giấy ghi “sách giáo khoa môn Sinh học thật thú vị” trong phòng, và đôi khi nhìn qua nó. Chỉ có vậy thôi!

Đối với trường hợp của Erika, mất khoảng một tuần để thấy được hiệu quả.

Là một cô bé ghét sách giáo khoa môn Sinh học đến vậy mà bây giờ Erika đã cảm thấy thích thú khi mở sách.

Sau khi cảm thấy thú vị, những điều được dạy trên lớp sẽ vào đầu một cách tự nhiên, và bây giờ, Erika đã vươn lên cạnh tranh vị trí số 1, số 2 trong lớp về thành tích.

Tôi đã nói đây là phép thuật nhưng thực ra đây không phải là phép thuật.

Ngay từ đầu, “thích” và “ghét” đã là hai cảm giác rất mơ hồ. Dẫu có cảm thấy “ghét” đến mức nào, nhưng nếu xét về sự quan tâm mạnh mẽ thì “thích” và “ghét” đều giống như những người bạn, trước sau là một. Vì vậy, chỉ cần sử dụng sức mạnh của ngôn từ viết ra, chuyển “ghét” thành “thích”.

Bí quyết ở đây là hãy viết ra giống như một “thói quen mới”.

Có người viết “tôi không ghét môn Sinh học!” nhưng thực ra nó lại mang về hiệu quả ngược lại. Việc quyết định ý nghĩ muốn dừng một việc nào đó lại quả thực rất khó khăn. Nếu bắt đầu với một điều mới và viết điều đó ra thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều.

Khi bắt buộc phải làm một điều gì đó, hãy viết ra những điều thú vị về nó. Dẫu có sau sót cũng đừng cố gắng nâng cao động lực.

 

Biên dịch: Phạm Duy

Hiệu đính: Kiều Chinh

Theo cuốn “ネガポジ(Chủ động_Bị động)”

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan