Robot tại Fukushima Daiichi (phần 6/7): Robot thăm dò-độ tiếp cận cao của Honda

Nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi, trực thuộc công ty Điện Lực Tokyo (Tokyo Electric Power Company) đã chính thức ngừng hoạt động từ sau trận động đất và sóng thần khủng khiếp tháng 3 năm 2011, nhưng đến nay vẫn còn tiếp tục được điều tra và nghiên cứu. Dẫu rằng công việc này cũng đang bị đình trệ khá nhiều vì những rò rỉ phóng xạ chết người khiến các công nhân và nhà khoa học không thể tiếp cận sâu được. Phương án sử dụng robot cũng đã từng được nghĩ đến nhưng chưa có robot nào thật sự đáp ứng được yêu cầu của công việc này. Do đó, công ty Honda cùng Học Viện Công Nghệ Và Khoa Học Tiên Tiến Quốc Gia Nhật Bản (Japan’s National Institue of Advanced Industrial Science and Technology- gọi tắt AIST) mới đây đã cho ra mắt một mẫu Robot thăm dò-độ tiếp cận cao (High-access Survey robot). Robot này đã tiến hành hoạt động bên trong các lò phản ứng từ nhiều tuần trước.

Robot thăm dò này bao gồm một nền tảng di động được phát triển bởi AIST và một cánh tay robot được phát triển bởi Honda cho phép kéo dài đến khoảng 7 meters (23 ft) (xem cấu tạo trong hình dưới). Robot được điều khiển bởi một dây cable quang LAN dài 400 meters (1300 ft) và một máy trạm không dây từ bên trong mỗi tòa nhà. Khối lượng của robot đạt khoảng 1,1ookg (2425 lb), có tốc độ di chuyển đạt 2 km/h (1.24 mph) và có thể vượt qua những đỉnh mấp mô có độ cao 6 cm (2.3 in). Cả 2 công ty cũng phối hợp phát triển một giao diện điều khiển từ xa dành cho hệ thống này.

Ở đầu cánh tay nối dài được tích hợp máy quay phim (camera), thiết bị do tìm laser tầm xa và máy đo liều lượng (phóng xạ). Nhờ đó, các nhà quản lý hệ thống có thể thu được những hình ảnh video chi tiết, dữ liệu về kết cấu 3D của tòa nhà và xác định nguồn phát phóng xạ ở những khu vực mà trước nay không thể tiếp cận được. Cánh tay robot có 11 bậc tự do, cho phép nó cuộn lại khi robo di chuyển (để không làm vướng víu) hoặc len lỏi qua các đường ống khi tiến hành thăm dò.

Hình ảnh cấu tạo của robot do Honda và AIST phát triển. Các thành phần gồm có: Tay robot, pin, dây xích, bộ phận kéo dài và máy quay (Nguồn: Honda)
Hình ảnh cấu tạo của robot do Honda và AIST phát triển. Các thành phần gồm có: Tay robot, pin, dây xích, bộ phận kéo dài và máy quay (Nguồn: Honda)

Trong những ngày đầu của thảm họa, cộng đồng robotics Nhật Bản đã bị chỉ trích rất nhiều vì đã quá tập trung vào những robot 2 chân dạng người (bipedal humanoid robots), tốn kém nhưng lại không thực tế. Những robot trước đây của Honda và AIST chính là những ví dụ rõ ràng nhất cho điều đó. Honda đã dành đến hơn hai thập kỷ để phát triển và nâng cấp robot ASIMO, nhưng chưa có một hoạt động thực tế nào hiệu quả. Tuy nhiên, nói đi thì cũng phải nói lại, vào năm 2011, Honda cũng đã cho ra mắt một nguyên mẫu cánh tay robot mới, thiết kế chuyên dụng cho việc thăm dò. Cánh tay này cùng với các công nghệ đi kèm của cánh tay sử dụng trong Robot thăm dò mới, như cảm biến và hệ thống điều khiển, được cho là phát triển từ nghiên cứu ASIMO.

Các công nghệ được phát triển cho robot này gồm có:

– Công nghệ hiển thị hình ảnh 3D của các cấu trúc vật chất xung quanh đối tượng do thám (robot), sử dụng 3D Point Cloud (tạm dịch Đám mây điểm 3D – là công nghệ tập hợp nhiều đỉnh của một vật thể quét 3D)

– Một hệ thống điều khiển cho phép đồng thời điều khiển nhiều khớp nối một lúc

– Công nghệ điều khiển cho phép cánh tay robot có thể thu nhận tác động khi nó tương tác vật lý với các cấu trúc vật chất xung quanh

Hình ảnh cánh tay robot được cho là phát triển từ ASIMO của Honda (Nguồn: Honda)
Hình ảnh cánh tay robot được cho là phát triển từ ASIMO của Honda (Nguồn: Honda)

AIST cũng bị “kết tội” khá nhiều khi dành đến hơn một thập kỷ để tập trung vào dự án Robot dạng người, liên kết nghiên cứu cùng với Honda. Tuy nhiên, AIST cũng đã tham gia rất tích cực trong các nỗ lực phục hồi sau thảm họa, ví dụ như việc khảo sát hiện tượng thấm nước biển ngầm để giúp khử nhiễm phóng xạ.

Ngoài AIST và Honda thì Cyberdyne, Toshiba, Hitachi và Mitsubishi đều có những robot chuyên dụng dành riêng cho lò phản ứng TEPCO (mà chúng tôi đã cung cấp thông tin cho các bạn trong các số trước). Honda cũng xác nhận rằng, hãng sẽ tiếp tục đeo đuổi việc phát triển robot dạng người để giúp ích cho con người, và “thúc đẩy phát triển robot dạng người thiết kế chuyên dụng để phản ứng với các thảm họa, bao gồm những việc như phòng chống và giảm nhẹ hậu quả.”

※Thông số kỹ thuật của Robot:

1. Chiều dài: 1.8 m

2. Chiều rộng: 0.8m

3. Chiều cao: 1.8m (khi di chuyển)/ 7.0m (khi kéo dài hết cỡ)

4. Trọng lượng: ~1,100kg

6. Cánh tay robot: 1.7m (dài), DOF: 11 (degree of freedom: bậc tự do)

7. Khả năng di chuyển :
+ Tốc độ cao nhất: 2km/h
+ Góc độ trước và sau: tối đa 15 độ, góc bên tối đa 20 độ
+ Mấp mô có thể vượt qua: tối đa 60mm

Bạn có thể xem hoạt động của cánh tay robot thăm dò trong video dưới đây:
[youtube link=”http://www.youtube.com/watch?v=T1sqz8eQ3zY” width=”590″ height=”315″]


Người dịch: Trungmaster, theo Gizmag
Link từ nhà sản xuất: http://world.honda.com/news/2013/c130617High-Access-Survey-Robot/index.html


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan