Làm thế nào để tối ưu danh sách công việc trong ngày

Với một số người, danh sách công việc hàng ngày là một cuốn thánh kinh, đưa đường dẫn lối. Với một số người khác, nó là những suy nghĩ viển vông. Bất kể bạn nằm trong nhóm nào, bài viết này sẽ chỉ cho bạn một cách đơn giản để tối ưu hóa danh sách công việc, và đảm bảo những thứ cần được thực hiện sẽ được thực hiện.

1. Tất cả các hạng mục phải liên quan tới những mục tiêu lớn trong đời bạn

Những mục tiêu dài hạn của bạn là chìa khóa của vấn đề. Đa số chúng ta đều muốn một thứ gì đó to lớn. Có thể là một công việc hết sẩy, một doanh nghiệp riêng, một gia đình, nói thành thạo một ngoại ngữ, hoặc đi du lịch thế giới. Dù là thứ gì thì chúng ta đều đang “muốn” không đúng cách, bởi vì chúng ta không thể khiến mọi việc đều đi theo một đường thẳng. Để đạt được ước mơ chúng là những giấc mơ mà bạn cần phải tiến về phía trước tiếp cận từng bước qua hành động tích cực từng ngày. Bởi vậy hãy theo dõi bước đi của bản thân liên tục để biết mình đang đi đúng hướng hay không nhé.

2. Viết ra các mục đích lớn

Nếu bạn chưa làm điều này bao giờ, hãy làm ngay bây giờ. Mục tiêu được viết ra càng cụ thể càng dễ thực hiện. Khi bạn tạo danh sách việc làm, luôn hãy nhìn vào những mục tiêu lớn, và tự hỏi bản thân làm thế nào để kết nối với các mục tiêu hàng ngày và mối liên hệ giữa với chúng.

3. Thường xuyên xem lại

Bạn nên nhìn lại mục tiêu lớn của bạn ít nhất mỗi 6 tháng, lý tưởng nhất là sau mỗi quý (ba tháng). Hãy tự hỏi bản thân rằng bạn có đang từng ngày từng bước tiến gần tới mục tiêu hay không? Bạn có thực sự vẫn muốn những điều này không? Hoàn cảnh cuộc sống có thay đổi để làm mọi việc trở nên dễ dàng hơn hay khó khăn hơn hay không?

4. Đừng do dự nếu muốn thay đổi mục tiêu

Chả có điều gì sai trái khi bạn thay đổi mục tiêu. Đơn giản bởi vì điều bạn muốn 6 tháng trước không có nghĩa bạn vẫn phải muốn nó trong hiện tại. Hãy suy nghĩ về những thứ đã thay đổi. Bạn có đơn giản từ bỏ vì việc đi tiếp trở nên khó khăn khăn, hay vì chỉ đơn giản bạn đang thực sự muốn một thứ gì đó khác? Nếu là trường hợp thứ hai, hãy thay đổi, nhìn xem lại tình hình hiện tại, và thiết lập một mục tiêu mới.

5. Đừng phí phạm thời gian vào những việc không cần thiết

Mỗi khi bạn cảm thấy mình đang bị cuốn vào những vấn đề xung quanh hay những mối quan tâm mới, hãy nghĩ xem những việc đó có ích gì cho mục tiêu dài hạn của bạn. Đương nhiên sẽ có những lúc bạn phải làm công việc mà bạn không thích, nhưng chúng không nên nằm trong danh sách việc làm công việc mỗi ngày. Danh sách này là kế hoạch để đạt được những mục tiêu to lớn của bạn, bởi vậy hãy chỉ nên tập trung vào đó mà thôi.

6. Đừng thêm vào danh sách những nhu cầu hàng ngày

Mua sữa, dắt chó đi dạo, đánh răng, hẹn gặp nha sĩ… không nên có mặt trong danh sách. Đây là những điều đương nhiên, và bạn bắt buộc phải làm. Chúng không phải mục tiêu. Chúng chỉ đơn giản là những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Hãy luôn nhắc nhở bản thân rằng mục tiêu của bạn là những giấc mơ bạn đang cố thực hiện, là những điều bạn thực sự muốn. Danh sách việc làm của bạn phải phản ánh những phân khúc rõ nét qua các từng đoạn trên con đường đi tới mục tiêu của bạn, không gì khác.


Biên tập: Ba Quang
Nguồn: Lifehack

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan