Năm 2015 đánh dấu một khởi đầu mới quan trọng trong nền công nghiệp sản xuất trên thế giới. Cuộc cải cách lần này được ví như cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên thế giới. Đây cũng là giai đoạn được cho rằng sẽ chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Liệu rằng cái ngày các doanh nghiệp này sẽ đủ khả năng lật đổ sự thống trị của Toyota – doanh nghiệp đang đứng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất ô tô, và biến họ thành doanh nghiệp “dưới trướng” của mình?
Cho đến thời điểm hiện tại, thế giới đã diễn ra 3 cuộc cách mạng công nghiệp lớn . Lần thứ nhất vào thế kỷ 18 đã chứng kiến sự trỗi dậy của nước Anh khi phát minh ra động cơ hơi nước và cơ khí hóa toàn bộ nền sản xuất đương thời. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 diễn ra vào đầu thế kỷ 20, khi năng lượng điện được đưa vào sử dụng mở đầu thời đại sản xuất hàng loạt. Lần thứ 3 bắt đầu vào khoảng năm 1970, thế giới bước vào cuộc cách mạng tự động hóa cùng với sự phát triển của máy tính.
Và chúng ta có gì trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sắp tới?
Cuộc cách mạng lần này được đánh giá sẽ vượt ra khỏi quy mô công xưởng, doanh nghiệp khi vạn vật được kết nối bởi internet (Internet of Thing). Cụ thể, không những tất cả máy móc thiết bị trong công xưởng được kết nối với nhau thông qua internet, rất nhiều cảm biến cũng đồng thời được lắp đặt để thu thập dữ liệu. Cách làm này giúp máy móc có thể “giao tiếp” với nhau mà không cần sự có mặt của con người, hay dây chuyền sản xuất sẽ được vận hành tự động một cách thích hợp ứng với lượng tồn kho. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất chi tiết cũng sẽ được kết nối với doanh nghiệp lắp ráp, doanh nghiệp vận chuyển, cửa hàng phân phối và tiêu thụ để thành một thể thống nhất. Điều này cũng có nghĩa là cuộc cách mạng lần này không chỉ hướng tới tăng năng suất và giảm lao động. Khi này lượng thông tin trao đổi sẽ tăng lên gấp hàng trăm tới hàng nghìn lần, đồng thời nảy sinh ra 3 sự thay đổi lớn.
Thứ nhất là thời đại sản xuất một sản phẩm với số lượng lớn sẽ dần kết thúc. Thay vào đó là khả năng tiếp nhận nhu cầu của khách hàng và truyền tới công xưởng sản xuất ngay trong thời gian thực. Các dây chuyền sản xuất sẽ tự động kết hợp với nhau để sản xuất đơn chiếc mới mức giá thấp như hiện nay. Đây gọi là thời đại sản xuất hàng loạt sản phẩm đơn chiếc theo nhu cầu của khách hàng. Đi tiên phong trong lĩnh vực này là nước Đức.
Tiếp theo là sự thay đổi trong khái niệm thay đổi thiết kế mới của sản phẩm như ô tô, xe máy…Hiện nay, giá trị gia tăng của ngành sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào việc gia công vật liệu như kim loại thành sản phẩm, đưa vào đó phần mềm hoặc hệ thống điều khiển. Tuy nhiên trong tương lai hệ thống kết nối internet sẽ thu thập nhu cầu của khách hàng, dựa trên cở sở đó nhà sản xuất sẽ chỉ cập nhật phần mềm để lên đời sản phẩm như những chiếc điện thoại thông minh hiện nay. Không những sản phẩm, mà thiết bị sử dụng trong sản xuất cũng chỉ cần cập nhật phần mềm để thêm tính năng mới mà không cần phải thay mới chi tiết hay bộ phận. Nắm đầu xu thế này đang là các công ty của Mỹ.
Ngoài 2 xu hướng trên, thế giới sẽ chứng kiến một cuộc lật đổ ngoạn mục của các doanh nghiệp công nghệ thông tin, khi họ biến các doanh nghiệp sản xuất trở thành “tay sai” cho mình. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất đang chủ động phát triển sản phẩm cho riêng mình, và vai trò của các doanh nghiệp công nghệ thông tin chỉ là hỗ trợ. Tuy nhiên, với khả năng thu thập và phân tích dữ liệu các doanh nghiệp công nghệ thông tin sẽ nắm được nhu cầu của khách hàng và tự đưa ra được sản phẩm tương ứng. Sau đó họ sẽ thuê doanh nghiệp sản xuất làm sản phẩm giúp mình. Vì thế thời đại của một “cuộc đảo chính” trong nền sản xuất đang tới gần.
Nhờ phát minh và sử dụng linh hoạt động cơ hơi nước, Anh Quốc đã biến mình trở thành “công xưởng của thế giới”, đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Sau đó, phương phức sản xuất hàng loạt mà tiêu biểu là Ford ra đời đã đưa nước Mỹ vượt lên ngôi đầu trong cuộc cách mạng lần 2. Đến cuối thế kỷ 20 – thời kỳ được mệnh danh “thần kỳ Nhật Bản”, thời kỳ này chứng kiến bước nhảy vọt của các doanh nghiệp ô tô và điện máy nhờ xây dựng sản phẩm chất lượng cao “Made in Japan”. Hiện nay, với quyết tâm thực hiện chiến lược Industry 4.0 cho nền sản xuất, liệu nước Đức sẽ ghi tên mình vào lịch sử công nghiệp thế giới lần thứ 4?
Mời các bạn cùng đón đọc bài viết tiếp theo của VietFuji để tìm hiều “Industry 4.0” là gì?”
Thực hiện: Bùi Linh
Tài liệu tham khảo: Industry 4.0 – Nikkei
Cảm thấy không nơi lương tựa.