GE – Cách mạng thay đổi phương thức sản xuất từ gốc rễ

3 trụ cột chính của cuộc cách mạng:

– Công nghiệp Internet – đánh thức tiềm năng phần cứng
– Cách mạng trong kỹ thuật phương thức sản xuất.
– Tăng tốc độ phát triển sản phẩm

1. Công nghiệp Internet – đánh thức tiềm năng phần cứng

“Nhờ sử dụng dữ liệu phân tích từ phần mềm của GE (General Electric), công ty chúng tôi đã cắt giảm được lượng lớn chi phí nhiên liệu cần sử dụng”, ông Alexandro Rod, phó giám đốc công ty phụ trách vấn đề nhiên liệu của công ty hàng không Ý Aritaria, cho biết. 145 chiếc máy bay của công ty trong 1 tháng phải bay đến 16000 lượt, thông qua sử dụng phần mềm của GE, mỗi năm công ty đã cắt giảm được đến 150 tỷ đô la cho tiền nguyên liệu.

GE đã sử dụng hàng trăm cảm ứng trên một chiếc máy bay của hãng Aritaria. Nhờ đó có thể nắm bắt và phân tích được dữ liệu về trạng thái hoạt động của dộng cơ, nhiệt độ, lượng nhiên liệu tiêu phí. Thông qua đó đối chiếu với kế hoạch bay và đưa ra phương án tối ưu hơn so với trước.

Các phương án được GE đưa ra bao gồm: “Lúc chạm đất, nếu đổi cách điều khiến cánh mũi, lượng nhiên liệu tiêu phí sẽ giảm”, “Thay đổi tốc độ lúc hạ cánh cũng có thể cải thiện được vấn đề nhiên liệu”. Bằng cách sử dụng kết quả phân tích dữ liệu khổng lồ có thể đưa ra cách điều khiển máy bay tối ưu nhất để giảm lượng xăng tiêu thụ.

Từ trước đến nay chính các công ty hàng không mới được xem là chuyên gia về điều khiển máy bay, GE với tư cách là nhà sản xuất động cơ mà lại đưa ra hướng dẫn về cách điều khiển máy bay có vẻ là chuyện đáng cười. Thế nhưng hiện nay các hãng hàng không lại lần lượt xếp hàng đến hỏi ý kiến của GE. Con số này đã lên đến 30, kể cả những hãng nổi tiếng như hãng America, hãng Conaited,…

Hãng GE, với vị thế nắm 60% cổ phần trong ngành động cơ hàng không trên toàn cầu, có khả năng gom góp và thu thập dữ liệu vận hành cũng như know-how từ các máy bay trên khắp thế giới.

Khi kí kết thoả thuận bảo mật với các đối tác, bao giờ GE cũng thêm vào điều khoản có thể truy cập vào nhiều dữ liệu khác ngoài động cơ. Từ trước đến nay thì những dữ liệu ấy sau khi dùng để phát hiện lỗi trong máy bay thì sẽ bỏ đi. Nhưng GE đã nhận ra tiềm năng từ nhưng dữ liệu chết ấy, sử dụng phần mềm chuyên dụng để phân tích và đưa ra được nhiều kỹ thuật để cải thiện hiệu suất máy bay. Đứng từ góc độ của công ty kinh doanh động cơ máy bay, đây là một mô hình kinh doanh mới mang lại lợi nhuận béo bở.

Không chỉ chú tâm vào phần cứng như cải thiện động cơ, hiệu suất nhiên liệu, bảo dưỡng, thay linh kiện, bằng cách ứng dụng phân tích dữ liệu vào thực tế, cùng phần cứng như cũ mà vẫn có thể cải thiện được hiệu suât một cách đáng kể. Với mô hình kinh doanh mới hiệu quả này, GE ngày càng lớn mạnh nhanh chóng.

Sử dụng sức mạnh của phần mềm để khai thác tối đa tiềm năng của phần cứng, thông qua đó tối ưu hoá hiệu suất, đó chính là mô hình mà ngài Jeff Imelt, CEO của hãng GE, kỳ vọng đối với nền công nghiệp Internet. “Ngành công nghiệp Internet sẽ mang lại đột phá cách mạng mới cho ngành cơ khí”, ông cho biết.
Hiệu quả cải thiện nhiên liệu trong 1 năm của 1 công ty hàng không ít nhất cũng lên đến con số hàng tỷ yên. Cho dù hiệu quả tiết kiệm chi phí chỉ là 1%, nếu tinh ra toàn ngành hàng không trong 15 năm sẽ tiết kiệm được đến 3000 tỷ đô la.

Phần mềm của GE không chỉ giải quyết được vấn đề chất lượng mà còn rất nhiều vấn đề khác cho ngành hàng không. Một trong những ví dụ chính là phần mềm phát hiện dấu hiệu hỏng hóc của động cơ máy bay. Các cảm ứng trong động cơ liên tục thu thập dữ liệu từ động cơ, phân tích và thông báo khi có nguy cơ hỏng hóc. Cơ cấu của hệ thống này cũng giống như cơ cấu phòng ngừa sử dụng thẻ tín dụng trái phép ở nước ngoài. Một người nếu không có tiền lệ sử dụng trên 5000$ ở nước ngoài từ thẻ tín dụng, nếu phát hiện sử dụng một lượng tiền lớn để mua đồ ở nước ngoài thì hệ thống sẽ tự động cảnh báo.

Hơn nữa, GE còn phát triển cả phần mềm trợ giúp các công ty hàng không khi xảy ra tình trạng hoãn hoặc huỷ chuyến bay. Trong tình trạng khí hậu xấu, phần mềm này sẽ giúp phân tích cách thay đổi lộ trình bay, bổ sung nhiên liệu để tối ưu hoá chi phí.
Mô hình công nghiệp Internet của GE không chỉ dừng lại ở ngành hàng không mà gắn liên với mọi sản phẩm mà hãng sản xuất như tua bin, máy y tế, đường sắt,… Tất cả đều được nối mạng, liên tục cung cấp dữ liệu, sau đó dùng phần mềm để phân tích và rút ra phương án cải thiện hiệu suất vận hành

Platform cho nhiều sản phẩm phần mềm mà GE phát triển chính là Predix. Cũng giống như hệ điều hành Window cho ngành cơ khí công nghiệp. Vào tháng 10 năm ngoái, GE đã công bố rộng rãi mã nguồn của Predix cho cả công ty đối thủ. Nhiều người nói rằng đây là hành động “nối giáo cho giặc” nhưng suy nghĩ của GE lại hoàn toàn khác. Đối vơi họ, thông qua việc công bố rộng rãi này, tiến trình phát triển của công nghiệp Internet sẽ được đẩy mạnh hơn nhờ vào vô số các phần mềm khác được tạo ra từ công ty đối thủ.

Ngài Imelt đã từng nói: “Đánh mạnh vào việc phát triển phần mềm phân tích dữ liệu chính là con đường sống còn duy nhất cho các nhà sản xuất máy móc cơ khí”. Tuân thủ lời nói ấy, GE đã đẩy mạnh đầu tư vào ngành phần mềm. Trụ sở công ty phát triển phần mềm của GE được đạt ở thành phố Sanlamon gần thung lũng SIlicon. Sau 3 nằm thành lập đã tuyển dụng gần 1000 nhân viên, số tiền đầu tư lên đến 1 tỷ đô la.

Tua bin điện do GE sản xuất (Nguồn ảnh: Theinspirationroom)

Xem tiếp nội dung bài viết ở ➡ trang 2 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

3 thoughts on “GE – Cách mạng thay đổi phương thức sản xuất từ gốc rễ”

  1. […] Không chỉ mạnh về công nghệ thông tin, Tech Mahindar cũng đầu tư rất nhiều để phát triển năng lực sản xuất. Một trong số đó là kết nối thiết bị với internet, phân tích dữ liệu thu thập được nhờ cảm biến để xây dựng một hệ thống sản xuất hiệu quả hơn. Nhờ làm được điều này tính sản xuất của các công xưởng đã được nâng lên 15~30%. Tuy nhiên, đích hướng tới không chỉ là cải cách quá trình sản xuất mà còn sử dụng linh hoạt việc kết nối internet với sản phẩm để đưa ra những dịch vụ khác. Trong lĩnh vực này, tiêu biểu có thể kể tới GE (General Electric) một công ty đang có những bước tiến mạnh mẽ trong việc “dịch vụ hóa sản xuất” (tham khảotại đây). […]

  2. […] Không chỉ mạnh về công nghệ thông tin, Tech Mahindar cũng đầu tư rất nhiều để phát triển năng lực sản xuất. Một trong số đó là kết nối thiết bị với internet, phân tích dữ liệu thu thập được nhờ cảm biến để xây dựng một hệ thống sản xuất hiệu quả hơn. Nhờ làm được điều này tính sản xuất của các công xưởng đã được nâng lên 15~30%. Tuy nhiên, đích hướng tới không chỉ là cải cách quá trình sản xuất mà còn sử dụng linh hoạt việc kết nối internet với sản phẩm để đưa ra những dịch vụ khác. Trong lĩnh vực này, tiêu biểu có thể kể tới GE (General Electric) một công ty đang có những bước tiến mạnh mẽ trong việc “dịch vụ hóa sản xuất” (tham khảotại đây). […]

  3. 150 tỷ đô, ad có nhầm ko? :3

Comments are closed.