IoT (Internet of Things) là kĩ thuật được sử dụng để kết nối máy móc với internet. Cho đến bây giờ có thể kể ra máy tính, máy in hay điện thoại là những thiết bị mà chúng ta thường xuyên sử dụng có kết nối internet. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tivi, máy ảnh kỹ thuật số, hay các thiết bị điện gia đình cũng bắt đầu mang trên mình chức năng kết nối internet. Thông qua những thiết bị này mà hình ảnh, âm nhạc, hay thông tin cũng ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về chủng loại. Đặt biệt khi chúng ta bước vào kỉ nguyên của điện thoại thông minh và máy tính bảng thì việc chia sẻ thông tin còn dễ dàng và tiện lợi hơn rất nhiều.
Hiện nay, chúng ta có thểm tạm chia những vật được kết nối internet thành 3 loại chính là:
– Máy tính (bao gồm cả điện thoại và máy tính bảng)
– Máy móc
– Khác
Với việc rất nhiều thiết bị được kết nối máy tinh thì lượng thông tin cũng được sinh ra với tốc độ và khối lượng tương ứng. Nếu chúng ta có thể thu thập hết những dữ liệu thông tin và làm “trực quan hóa” chúng thì rất nhiều vấn đề sẽ đươc giải quyết. Bằng phương pháp này, đối với rất nhiều dữ liệu không thể thu thập được tại thời điểm này sẽ dần được thu thập trong tương lai gần bởi kỹ thuật sử dụng cảm biến.
Từ trước tới nay, việc nhập dữ liệu vào máy tính vẫn chủ yếu do con người thực hiện. Việc này không những chiếm khá nhiều thời gian mà còn ẩn chứa nhiều nguy cơ do có sai sót trong quá trình nhập dữ liệu. Nhưng với kĩ thuật IoT, việc giải quyết vấn đề này sẽ được thực hiện triệt để. Bằng cách sử dụng cảm biến, thông tin sẽ được thu thập, và sau đó được truyền về máy tính thông qua mạng internet. Ví dụ, chúng ta hoàn toàn có thể biết được cửa nhà mình đang đóng hay mở kể cả khi đang ở công ty, hoặc chỉ cần ngồi nhà mà vẫn biết được cây lúa ngoài đồng có đang phát triển tốt hay không…
Ngoài ra,thông qua IoT chúng ta cũng thể thực hiện được những thao tác nhất định mà không phải đến tận nơi. ví dụ, khi thời tiết nóng lên thì lượng nước tưới tiêu sẽ phải tăng theo, khi này hệ thống tưới cũng tự điều chỉnh tần suất cũng như lượng nước tưới để tiết kiệm nước và năng lượng ở mức thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo cho cây trồng phát triển bình thường.
Như vậy, với kĩ thuật IoT thì chúng ta có thể “biết được trạng thái” của một nơi cách biệt hay có thể “thực hiện được thao tác” ở một nơi khác.
Bùi Linh
Tham khảo Tocos-wireless