Từ nông trại tới bàn ăn: Có thể kiểm tra xuất xứ nguồn gốc thực phẩm bằng Blockchain?

Gà mà bạn mua ở siêu thị là loại gà chạy bộ, được nuôi dưỡng tốt bằng thức ăn đảm bảo? Nếu bạn là người quan tâm đến những vấn đề này, Carrefour SA – chuỗi cửa hàng tạp phẩm lớn của Pháp sẽ cho bạn câu trả lời. Mỗi con gà được bán trong hệ thống chuỗi cửa hàng này đều có một câu chuyện về cuộc sống của nó nhờ vào những điều kỳ diệu đến từ phần mềm blockchain. Tất cả những gì bạn phải làm để biết những thông tin này là quét nhãn dán trên bao bì bằng smartphone.

Kỹ thuật này cũng tương tự như kỹ thuật làm lên Bitcoin hay những đồng tiền mã hóa khác. Gã khổng lồ này không chỉ đang cố gắng phân hạng thức ăn mà còn muốn làm bất cứ điều gì có thể để bảo đảm những sản phẩm của nó không bị nhiễm bẩn. Đây là một phần của một xu hướng công nghiệp lớn hơn theo một cam kết vẫn chưa được bảo đảm đó là blockchain có thể cải thiện tình hình an toàn thực phẩm.

Có thể kiểm tra xuất sứ nguồn gốc thực phẩm bằng Blockchain?

Nestle, Dole Food, Unilever và Tyson đang làm việc với khách hàng lớn nhất của họ, Walmart, để triển khai thực hiện một nền tảng blockchain được xây dựng bởi International Business Machines Corp. Kroger và JD.com, công ty thương mại điện tử lớn thứ 2 của Trung Quốc hiện cũng đang sử dụng nền tảng IBM. Carefour đã phát triển một hệ thống của riêng nó. “Blockchain sẽ làm công việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thứ mà internet đã làm cho truyền thông”, Frank Yiannas, phó giám đốc phụ trách An toàn thực phẩm và Sức khỏe của Walmart nói.

Yiannas tính toán rằng cứ mỗi 1% giảm các bệnh liên quan đến thực phẩm thì nền kinh tế Mỹ sẽ được lợi khoảng 700 triệu USD từ việc tăng năng suất do giảm bệnh tật và giảm số ngày nghỉ làm.

Nhưng không phải tất cả mọi người đều ủng hộ điều này. Những người phê bình nói rằng blockchain có thể là một mảnh ghép giá trị trong trò chơi ghép hình an toàn thực phẩm nhưng nó quá dễ chơi. Sổ cái online đòi hỏi những dữ liệu được nhập thủ công, điều này dẫn đến việc là dễ xảy ra những lỗi do con người hoặc những thao tác quốc tế có thể thỏa hiệp chuỗi dữ liệu, Mitchell Weinberg, giám đốc điều hành của Inscatech Corp – một công ty điều tra nguồn gốc thực phẩm để thu thập bằng chứng gian lận, nói. Ông cũng đặt câu hỏi: “Tội phạm không biết cách đánh lừa blockchain?”, “Nó có tác dụng như thế nào với các chất lỏng hay hóa chất trong tự nhiên? Những chất này có thể dễ dàng bị pha trộn và blockchain chẳng thể nào biết những việc này được tiến hành như thế nào, khi nào và ai làm”.

Những vấn đề vượt ra ngoài khả năng xử lý của công nghệ blockchain là vấn đề tương tự như sự vụ xảy ra tại Trung Quốc năm 2008. Khi đó melamine, một hợp chất tinh thể màu trắng sử dụng trong những sản phẩm nhựa, đã được trộn thêm vào sữa nhằm làm tăng hàm lượng protein biểu kiến trong sữa. Ít nhất đã có 6 trẻ sơ sinh bị chết và khoảng 300,000 trẻ lâm bệnh sau khi uống loại sữa này. Một lượng lớn sản phẩm đã bị thu hồi.

Bằng cách yêu cầu các nhà cung cấp phải có trách nhiệm hơn, những người ủng hộ công nghệ nói rằng, công nghệ đã làm giảm những vụ thực phẩm giả nổi bật trong những năm gần đây: pho mát Parmesan trộn bột gỗ, thịt ngựa giả thành thịt bò băm, thịt gà chiên đông lạnh lẫn nhựa plastic. Theo Hiệp hội Grocery Manufactures Association, ngoài việc gây nguy hại cho sức khỏe, những vụ thu hồi sản phẩm khiến ngành công nghiệp thực phẩm chịu thiệt hại khoảng 49 tỷ USD mỗi năm. Tổ chức thương mại Washington ước tính khoảng 10% thực phẩm đang được bán tại Mỹ đã bị pha trộn. Điều đó có nghĩa là ở đây đang tiềm ẩn một mối nguy hại về sức khỏe.

Một mục tiêu khác là giảm lãng phí. USSD (Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ) ước tính những vụ thu hồi sản phẩm chiếm tới 133 tỷ Pound thực phẩm bị mất đi ở nước này mỗi năm. Tổng số lượng thực bị lãng phí (bao gồm cả thức ăn thừa ở nhà hàng) chiếm ít nhất 30% lượng cung lương thực ở Mỹ.

Giả sử có một vụ bùng phát vi rút norovirus hay listeria liên quan đến rau bina ở cửa hàng tạp hóa nơi bạn sinh sống. Hệ thống quản lý hiện nay có lẽ sẽ yêu cầu một vụ thu hồi sản phẩm trên diện rộng với rau bina đến từ những nước lân cận bởi vì rất khó xác định nguồn gốc của thực phẩm bị nhiễm virus. Với blockchain, những cửa hàng bán thực phẩm có thể nhanh chóng xác định nguồn gốc trong một vùng hay một trang trại đơn lẻ.

Theo Donna Dillenberger, một nhà nghiên cứu của IBM, một khi thực phẩm đã ở trong các cửa hàng, những dữ liệu blockchain kết nối với các thiết bị cảm ứng và mô hình máy tính sẽ giúp chủ cửa hàng đo lường tốt hơn thời hạn sử dụng của sản phẩm. Chẳng hạn như những thông tin thu thập từ cảm ứng nhiệt gắn trên các giá bày hàng có thể chạy qua các mô hình dự đoán để xác định nhiệt độ tối ưu cho dâu tây.

Blockchain cũng đang làm những điều tương tự với biển. Quỹ Động vật hoang dã thế giới (The World Wildlift Fund) đang kiểm tra kết nối giữa bộ cảm biến nhận dạng tần số vô tuyển và phần mềm blockchain để theo dõi việc vận chuyển cá ngừ từ thuyền đánh cá đến khu vực nuôi trồng, theo Bubba Cook, giám đốc chương trình cá ngừ Tây và Trung Tâm Thái Bình Dương. Ý tưởng này là nhằm chống lại việc đưa cá đánh bắt trái phép vào hệ thống cung cấp thực phẩm. Cook thừa nhận, đây không phải là hệ thống hoàn hảo, không có sai sót nhưng ít nhất nó cũng chiếu một tia sáng vào chuỗi cung cấp vốn thiếu minh bạch của ngành công nghiệp thực phẩm.

[divider]

Biên dịch: Nguyễn Khuyên

Nguồn: “Farm to Table? Check the Blockchain” – Blomberg Businessweek (April 16, 2018)

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan