Lý do khiến bạn mất động lực- Tín nhiệm và  yêu quý

“Bạn không tin tưởng cấp trên cũng như những nhân viên khác.”

 “Bạn không có ý thức phân bổ vào nhóm hay công ty.”

Nguyên nhân của việc không có động lực chính là sự mờ nhạt về mức độ tin tưởng hay yêu quý đối với nhân viên khác, và tổ chức.

Không phát huy được sở trường

“Tôi là nhân viên giỏi về kế toán nhưng không hiểu sao lại bị điều sang bộ phận kinh doanh.”

“Tôi rất giỏi trong lĩnh vực thiết kế Web nhưng lại chỉ được giao việc văn phòng nội vụ.”

“Tôi có kinh nghiệm kinh doanh ở nước ngoài. Nhưng sau khi chuyển công tác tôi toàn làm công việc trong nước…”

Người được tuyển dụng, không phải ai cũng từng có suy nghĩ thất vọng như thế rồi sao?

Đương nhiên, trong tổ chức công ty không phải ai cũng có thể làm công việc mình thích, mình giỏi. Hoặc cũng có trường hợp vì tổ chức, vì nhân viên, cấp trên sẽ giao cho nhân viên những công việc họ không giỏi. Tuy nhiên, dù trong tình cảnh nào, nếu tình trạng không thể làm công việc mình thích, không phát huy được kỹ thuật, tri thức sở trường kéo dài, sẽ khiến bạn mất đi động lực.

Bởi chúng ta là con người!

 

Sau đây tôi sẽ kể một câu chuyện đáng buồn, câu chuyện tại bộ phận kỹ thuật của một công ty lớn.

Vào một ngày nọ, hai trưởng nhóm tạm thời được gọi lên và bị phái cử đi làm công việc khác hoàn toàn với công việc từ trước tới giờ. Đó là công việc hoàn toàn không thể sử dụng những tri thức và kinh nghiệm trước đây.  Điều này giống như bị cấp trên lạm dụng, nhân viên trẻ lấn áp và bị khách hàng thương hại, ngày tháng đau đớn cả về thể chất lẫn tinh thần cứ thế tiếp tục. Trong thời gian này, một người đã không thể vượt qua tình trạng đó dẫn đến nghỉ việc. Người còn lại… sau đó đã được thăng chức lên trưởng nhóm.

Trăn trở khi bị giao công việc không phải sở trường (Nguồn: Geralt)

Thực ra đây chỉ là thử thách để thăng tiến lên bộ phận quản lý. Tuy nhiên, không có bất kỳ một giải thích nào trước thử thách. Điều này giống như “Sư tử thả con xuống thung lũng sâu”.

Xét về lợi và hại của cách làm này còn tuỳ thuộc vào văn hoá tổ chức của mỗi công ty, nên chúng ta không thể đánh giá. Tuy nhiên, việc công ty đã đánh mất đi một nhân viên tiềm năng, ứng cử cho bộ phận quản lý là một sự thực không thể chối bỏ. Người nghỉ việc chắc chắn đang ôm nỗi niềm không thể tin tưởng vào cấp trên cũng như công ty. Dù đối với công ty hay nhân viên đó, cũng đều đã nhận kết thúc bất hạnh.

Vậy nếu truyền tải trước ý đồ cho nhân viên thì không phải họ đã có động lực để thử thách hay sao?

Nếu suy nghĩ như vậy sẽ không có điều gì đáng tiếc xảy ra.

Vậy, môi trường làm việc đáng thất vọng, không thể phát huy sở trường tại sao lại được sinh ra?

Không đúng người, đúng chỗ

“Tại sao công việc này lại đổ lên đầu mình? (Mặc dù đã có người phụ trách rồi)”

“Sở trường của tôi là tiếng Anh, nhưng tại sao không giao cho tôi công việc  tương tác với nước ngoài?”

“Tôi đã phải phụ trách suốt công việc là sở đoản của bản thân, thật sự tôi bất lực!”

Khi con người và công việc không khớp, nhân viên sẽ không thể phát huy được kỹ thuật sở trường của mình.

“Tôi muốn tham gia lớp kinh doanh sau giờ làm việc, nhưng công việc quá nhiều”

“Ngày mai là cuộc thi thể thao của con gái nên hôm nay tôi muốn về sớm…”Tại sao đúng thời điểm này, công việc này lại đổ lên đầu tôi vậy? Cũng không có ai làm thay cho tôi cả!)”

Tình trạng của người đó và công việc bị lệch nhau. Nếu là thỉnh thoảng thì cũng không còn cách nào khác (vì đây là công việc), nhưng nếu xảy ra thường xuyên sẽ dẫn đến cảm giác không còn tin tưởng vào tổ chức, lãnh đạo.

Thêm vào đó, nguồn gốc của không đúng người đúng chỗ là…

Không hiểu lẫn nhau

Từ ban đầu, bạn có biết sở trưởng của các thành viên trong nhóm không?  Bạn có biết tình trạng cá nhân của mỗi người không?

Có lẽ bạn sẽ nghe được:

“A, nếu nói vậy, anh A ngồi bên cạnh trước giờ làm công việc gì, sở trường của anh ấy là gì nhỉ?”

Nếu vậy, bạn chắc chắn không thể giao việc sở trường cho đối phương được đúng không? Bởi vì bạn đâu có biết gì về đối phương.

-Các nhân viên thuộc cùng nhóm không hiểu lẫn nhau, sẽ sinh ra tình trạng không thể giúp đỡ lẫn nhau.

-Lãnh đạo không hiểu nhân viên, sẽ giao việc và người không khớp, sinh ra việc phân phối không đúng người đúng chỗ.

Từ đó, những nơi làm việc không có quan hệ tín nhiệm, không có động lực sẽ sinh ra .

Thêm vào đó, bánh xe thúc đẩy việc giảm động lực của nhân viên là…

Không được cung cấp thông tin

Không được cung cấp thông tin cũng có thể làm giảm động lực của người làm việc.  Đặc biệt, việc triển khai thông tin quan trọng như thể chế tổ chức hay chuyển nhân sự rất cần thiết.

Cung cấp thông tin quan trọng là bằng chứng cho việc tin tưởng đối phương. Ngược lại, con người khi không được cung cấp thông tin sẽ có cảm giác không được đối phương coi trọng.

 

Biên dịch: Kiều Chinh

Theo cuốn: “Bản đồ vấn đề công việc”

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan