15 thủ thuật cải thiện ngay tức khắc ấn tượng của bạn nhờ cách nói chuyện giỏi hơn (Phần 1)

Ấn tượng của đối phương sẽ thay đổi ngay lập tức bởi cách nói chuyện của bạn. Ngôn ngữ của người giao tiếp giỏi luôn tồn tại sự sức thuyết phục nhất định, sự ấm áp và lạc quan, vì thế mà cảm giác “nghe mãi không chán”.

Mặt khác, nếu “cách nói chuyện khiến người khác khó chịu” hay “cách nói không truyền đạt” thì khó nhận được sự tin tưởng, thấu hiểu. Đây cũng là một phần nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến công việc.

Vậy để thay đổi ấn tượng tức khắc thì nói chuyện cần chú ý cái gì? Vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn cải thiện ấn tượng thông qua ngôn ngữ bằng 15 thủ thuật sau đây.

Thủ thuật 1: Hưởng ứng, tán đồng

Với người không tự tin về cách nói chuyện, trước tiên nên tham khảo “cách nói chuyện của người khác”. Trong cách nói chuyện của họ đều ẩn giấu nhiều điểm cần phải học hỏi. Ví dụ, khi có suy nghĩ “ cách nói chuyện của gã này thật đáng ghét” thì “bản thân phải chú ý điểm xấu đó để rút kinh nghiệm ”

Giống như câu “Từ sai lầm của người khác, người khôn ngoan tự sửa chữa sai lầm của chính mình”, học cách nói chuyện từ mặt phản diện của người khác cũng rất quan trọng.

Điểm mấu chốt ở đây là “khiến đối phương cảm thấy tin tưởng khi trò chuyện”. Nếu đối phương cảnh giác, hồi hộp chắc chắn sẽ không để lộ những điểm xấu. Vì thế, phần có thể học cũng sẽ ít đi.

Vì vậy, hãy suy nghĩ “cách hưởng ứng, đồng tình” làm cho đối phương an tâm. Điểm mấu chốt là đôi khi hãy kích thích câu chuyện của đối phương như  “Vậy thì sau đó như thế nào?”. Tuy nhiên đừng thúc giục quá nhiều nhé. Trước tiên, lắng nghe bình thường, khi cảm giác câu chuyện sắp bị phá vỡ hãy nối tiếp “ Vậy thì sao?”. Vì như vậy đối phương sẽ dễ tiếp tục câu chuyện hơn và có thể nghe được nhiều điểm đáng để tham khảo.

Thủ thuật 2: Mở to mắt khi nói chuyện

Giả sử bạn nói chuyện với một ai đó, “ánh mắt sắc” sẽ khiến đối phương cảm thấy áp lực phải không? Hay bị họ nghĩ là “Tại sao lại nói chuyện với mình bằng vẻ mặt đó?”

Để thu được ấn tượng tốt nhờ ngôn ngữ, việc khiến đối phương cảm thấy “nghe rất dễ chịu” là điều quan trọng. Vì vậy, cách nói chuyện đầy áp lực như “ánh mắt sắc” tuyệt đối không thể thu được ấn tượng tốt.。

Điều quan trọng là hãy mở to mắt khi nói chuyện. Vì khi mở to mắt “sự sắc trong ánh mắt” sẽ biến mất, không còn gây áp lực và tạo cảm giác dễ chịu cho đối phương. Vì cách làm này rất đơn giản nên bạn hãy thực hiện đi nhé. Tuy nhiên, hãy chú ý đừng mở mắt quá to vì sẽ làm mất đi vẻ tự nhiên.

Thủ thuật 3: Không nói kết luận trước đối phương

Như đã giới thiệu ở trước, “vừa thể hiện chính kiến bản thân vừa phải đồng tình với kết luận của đối phương”. Liên quan đến nó có một vài điểm cần chú ý nhưng tuyệt đối “không nói kết luận trước đối phương”.

Ví dụ, khi đi uống rượu cùng đồng nghiệp, có người “lần nào cũng nói cùng một câu chuyện”. Hơn nữa, dù không say xỉn nhưng có người thường hay “thói xấu nói đi nói lại một chuyện”. Đương nhiên, ai cũng sẽ nghĩ “hắn ta lại bắt đầu rồi đó…”.

Tuy nhiên, khi đó chính là lúc nên bộc lộ khả năng giao tiếp khéo léo. Nghĩa là dẫu đã nghe câu chuyện đó nhiều lần cũng “coi như mới nghe lần đầu”, tuyệt đối không nói kết luận trước. Ngược lại, đương nhiên bạn không có trách nhiệm, nhưng vì có thể bị đối phương nổi giận ngược lại rằng: “Nói chuyện với anh ta cũng chả có gì thú vị”

Thủ thuật 4: Không ngắt mạch câu chuyện

Khi đối phương đang nói chuyện hăng say, hãy dừng ngay lại việc nói những từ ngữ làm ngắt mạch câu chuyện.

Có người đôi khi “đánh cắp chủ đề đối phương đang nói”. Đây chính là vi phạm quy tắc. Trước khi thu được ấn tượng tốt, thì bạn đã “vi phạm quy tắc cơ bản trong kinh doanh”.。

Nếu đối phương đưa chủ đề bàn luận, chủ để đó thuộc quyền sở hữu của người đó. Điều nên cố gắng làm là “Mở rộng chủ đề một cách khéo léo”.

Hơn nữa, khi đối phương kết thúc câu chuyện thì bạn có thể bắt đầu lấy chủ đề đó về phía mình. Trong khi đối phương đang trò chuyện, tuyệt đối không được đánh cắp chủ đề.

Thủ thuật 5: Đồng tình với kết thúc của câu chuyện

Những giao tiếp song song, việc hoán đổi khéo léo “người nói và người nghe” hết sức quan trọng. Không được phép “Chỉ một bên nói, và một bên nghe”. Việc cả 2 cùng nói chuyện và dẫn dắt câu chuyện đến kết luận là điều cần thiết.

Trong trường hợp đó, dẫu câu chuyện không hợp “vị” với bạn, cũng hãy đồng tình với kết thúc của đối phương. Ví dụ, khi đối phương đưa ra ý kiến “Bia công ty A là ngon nhất” mà bạn lại nói “ Vậy à, tôi thì thích bia của công ty B hơn” là không được.

Người khéo léo trong giao tiếp sẽ trả lời “Thật không? Tôi hay uống bia của công ty B. Vậy thì tối nay phải thử ngay bia của công ty A thôi”. Nhờ vậy, vừa không bẻ gãy ý kiến cá nhân lại có thể giữ được giao tiếp song song. Hơn nữa lại có thể đồng tình với kết luận của đối phương.

Mặt khác, cũng có người nói “Đúng rồi, bia của công ty A là ngon nhất” mà sự thật bản thân thích bia công ty B hơn. Đây đúng là cách nói “không phản bác kết luận của đối phương” nhưng đây không được xem là giao tiếp song song.

Hãy sử dụng những từ ngữ với mục tiêu “thu hẹp khoảng cách” mà vừa giữ được ý kiến cá nhân vừa đồng tình với kết luận của đối phương.

Biên dịch: Trọng Nhân
Hiệu đính: Kiều Chinh
Nguồn: thechange

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan