[Chuyên đề] Sức hấp dẫn của nông nghiệp quy mô nhỏ tại Nhật Bản (Bài 1)

Bài 1: Nông nghiệp quy mô nhỏ là gì

Có rất nhiều định nghĩa về nông nghiệp quy mô nhỏ, tuy nhiên theo tôi nông nghiệp quy mô nhỏ là một mô hình sản xuất nông nghiệp với quy mô hộ gia đình. Nói cách khác, chúng ta có thể tưởng tưởng nó như một hình thức sản xuất (công nghiệp thủ công hộ gia đình) đã được lưu truyền từ xa xưa.

Sản xuất nông nghiệp quy mô hộ gia đình theo mô hình bán nông sản trực tiếp mà không cần vay vốn

Quy mô khu vườn Furai của tôi là 3000m2. Máy móc chỉ có duy nhất một máy xới chuyên dụng cho vườn của gia đình. Hơn nữa, tôi cũng suy nghĩ tới việc bán thêm các loại dưa muối bằng những loại rau củ đã trồng được, vì vậy tôi đã đầu tư thêm những dụng cụ chế biến và máy đóng gói để bán. Số tiền đầu tư ban đầu để khởi nghiệp bằng nông nghiệp là 140 vạn yên (Khoảng 280 triệu VNĐ). Hiện tại, với các loại rau củ đã trồng được tại vườn tôi gom thành những set rau củ và các loại dưa muối, rồi bán chúng trên mạng. Thời gian gần đây tôi còn kinh doanh thêm những thực phẩm tự nhiên.

Nguồn lao động là 1.5 người vì có sự giúp đỡ của vợ tôi trong thời gian nửa ngày. Hiện tại với doanh số bán là 1200 vạn yên, tôi có được thu nhập là 600 vạn yên một năm. Tôi không chắc chắn số thu nhập này có thực sự là lớn hay không? Tuy nhiên, thu nhập này đảm bảo một cuộc sống tương đối đầy đủ cho gia đình tôi với 5 thành viên tại vùng nông thôn.

Mô hình nông nghiệp quy mô nhỏ (hộ gia đình) và thương mại trực tiếp

 

Kinh nghiệm nông nghiệp mà tôi đã được trải nghiệm tại Úc

Tại sao tôi lại hướng đến nông nghiệp quy mô nhỏ. Lý do là tôi muốn bắt đầu khởi nghiệp bằng phương pháp nông nghiệp không sử dụng máy móc, không vốn đầu tư lớn trên một quy mô diện tích không lớn như chúng ta thường quan niệm về sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, tôi cảm thấy tại Nhật Bản sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn không có nhiều lợi thế.

Trước khi độc lập, tôi đã có cơ hội được trải nghiệm tại một nông trường ở Úc. Nông trường này sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuy nhiên kết quả khác với những gì tôi đã tưởng tượng. Những vật liệu được sử dụng cũng phổ biến tại nhật bản như bột cá, nhưng vấn đề nằm ở cách bón phân. Họ sử dụng máy bay trực thăng để rải bột cá và vật liệu hữu cơ (những vùng xung quanh sặc sụa mùi hôi của phân bón…).

Hơn nữa, họ cũng sử dụng máy gặt với bề rộng 20m để thu hoạch đậu xanh. Điều đáng ngạc nhiên nhất chính là hệ thống quản lý thu hoạch. Tại hệ thống này người nông dân chỉ đảm nhận công việc trồng trọt còn công việc thu hoạch sẽ được tiến hành và sở hữu bởi chuỗi cửa hàng ăn nhanh nào đó. Công ty của chuỗi cửa hàng này sẽ tiến hành ký hợp đồng và người nông dân sẽ được nhận một khoản tiền dựa trên sản lượng thu hoạch cuối cùng. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng việc áp dụng cơ chế điều hành không tạo ra hiệu quả trong mô hình nông nghiệp với quy mô lớn.

Nhật bản không phải là quốc gia hướng đến mô hình thương mại trực tiếp

Những người nông dân Úc đã khơi dậy trong tôi ý tưởng về chủ nghĩa tối giản. Khi tôi nói chuyện với những người nông dân Nhật Bản về vấn đề kiếm thêm thu nhập ngoài nông nghiệp. Tôi đã nhận được phản ứng nói rằng: “Điều đó là không thể”, “Chúng tôi mất 3 tiếng để di chuyển vào thành phố, không phải toàn bộ nhưng việc đảm đương thêm công việc khác là điều không thể. Chỉ đơn giản tạo ra một công việc ổn định thôi cũng thật đáng nể phục rồi”.

Tuy nhiên nếu thử suy nghĩ chúng ta sẽ thấy ở bất cứ nơi nào tại Nhật Bản cũng có nhiều thành phố trên một vạn dân mà chỉ mất khoảng 30 phút ô tô để di chuyển, và rất nhiều đô thị nằm rải rác tại các tỉnh huyện.

Hơn nữa, hệ thống bán hàng qua mạng tại Nhật Bản luôn đảm bảo chắc chắn có thể vận chuyển đến bất cứ đâu trên toàn quốc trong một đến hai ngày. Môi trường thuận lợi để phát triển nông nghiệp như thế này cũng còn rất hiếm trên thế giới. Vì vậy, tôi cảm thấy nếu có thể tận dụng được những lợi thế trên một cách hiệu quả nhất có thể tạo ra được mô hình sản xuất nông nghiệp và thương mại trực tiếp mới.

Hình mẫu là “trăm họ”

Hình ảnh người nông dân trong thường thức (Nguồn: vietphotos.net)

Ý nghĩ muốn giảm bớt những rào cản trong nông nghiệp đã xuất hiện trong tôi từ trước đó, tuy nhiên, điều tôi muốn nói với những người bắt đầu mong muốn tham gia sản xuất nông nghiệp là “đừng hướng đến làm một nông dân mà hãy hướng tới làm một người con của trăm họ”. “Trăm họ” có nghĩa rằng một người có thể làm được rất nhiều công việc khác nhau. Chúng ta thường nghĩ rằng người nông dân ngày xưa “chỉ làm ruộng, làm vườn”, “mùa đậu thì gieo đậu”, “mùa đông thì đan dây gai”, nông nghiệp cứ như vậy được diễn ra theo tự nhiên. Tuy nhiên nông nghiệp theo ý nghĩa “trăm họ” sẽ suy nghĩ những giải pháp để giảm bớt những rủi ro của tự nhiên. Chủ nghĩa tối giản cũng xuất phát từ cụm từ “trăm họ” theo nghĩa rộng. Thực tế thì độc canh trên quy mô lớn sẽ mang lại hiệu quả cao, nhưng cũng kéo theo những rủi ro lớn về tự nhiên và thị trường. Nhiều người có lẽ sẽ nghĩ rằng mô hình trồng đa dạng nhiều loại nông sản trên một diện tích nhỏ không hiệu quả, nhưng thực ra mô hình này sẽ phân tán được rủi ro, tạo ra hiệu quả kinh tế rất cao.

(Mời các bạn đón đọc bài 2: Công việc trong một ngày)

Thực hiện: Ngocnguyen

Tài liệu tham khảo: Kỹ năng khởi nghiệp với nông nghiệp quy mô nhỏ – Nishita Eiki

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

6 thoughts on “ [Chuyên đề] Sức hấp dẫn của nông nghiệp quy mô nhỏ tại Nhật Bản (Bài 1)”

  1. ủa ad là dân cơ khí pk ?

  2. VietFuji cho t xin tiêu đề cuốn sách bằng tiếng Nhật được không? Thanks

  3. dạ vâng, em cám ơn ạ, ước mơ về già của em là làm nông nghiệp với phương châm sạch, và an toàn

  4. Đây là chuyên đề về mô hình nông nghiệp hộ gia đình tại Nhật Bản. Bên mình sẽ đưa dần từ a-z, các bạn theo dõi và chia sẻ với mọi người nhé. 🙂

  5. Cũng đang dự định làm nông …^^

  6. add ơi có thể đưa ra mô hình làm từ a-z nông nghiệp cỉa nhật bàn được không ạ. em cũng rất thích cách họ làm.

Comments are closed.