[CHUYÊN ĐỀ] Kết nối với người tiêu dùng trong nông nghiệp Nhật Bản (Bài 3)

Bài 3: Tổ chức các lớp học trải nghiệm nông nghiệp

[divider]

Bài cùng chuyên đề:
 Bài 1: Những thay đổi trong phương pháp kết nối với người tiêu dùng của khu vườn Furai
 Bài 2: Thu nhập có thể tăng gấp 10 lần thông qua kết nối khách hàng hay không!?
[divider]

1. Những người già có tri thức luôn được kính trọng

Tôi nghĩ rằng, hai quan niệm “người già cho đến bây giờ” và “người già từ giờ trở đi” về bản chất là khác nhau. Ví dụ, khi nói về đồ dưa muối ta có thể suy nghĩ theo hai cách “ dưa muối là món ăn tự làm” và “ dưa muối là món ăn mua ở đâu đó”. Tuy nhiên, đối với những người từ khi sinh ra đã nghĩ rằng “dưa muối là món ăn mua ở đâu đó” thì dù sau 10 năm nữa, họ vẫn không thể thay đổi suy nghĩ của mình thành dưa muối là đồ có thể là đồ tự làm.

Điều làm nên sự khác biệt này đó chính là việc có tri thức hay không. Ngày nay, khi máy tính và mạng xã hội phát triển thì lượng thông tin cũng trở nên nhiều hơn. Số lượng người có kiến thức cũng tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi của thời đại thì những kiến thức đó sẽ được đổi mới và kiến thức cũ sẽ không còn hữu dụng nữa. Ngược lại, tri thức là những kinh nghiệm được đúc kết qua thời gian. Vậy những người cao tuổi không có tri thức liệu có được tôn trọng hay không?

Khi trở thành người nông dân tôi nhận ra rằng nông dân chính là nền tảng của tri thức. Tuy nhiên, không nên để những tri thức đó kết thúc như tài sản văn hóa vô hình mà cần được vận dụng linh hoạt hữu ích vào thực tế để tạo ra những tài sản hữu hình. Tôi nghĩ đó chính là vai trò quan trọng của người nông dân.

2. Truyền đạt tri thức tại các lớp học trong thành phố

Suy nghĩ về vai trò của người nông dân, tôi đã băn khoăn không biết phải truyền đạt kiến như thế nào. Nói một cách trung thực hơn là kiến thức đó có thể bán được hay không. Khi đó, có một lời mời làm thuyết trình tại trung tâm văn hóa là nơi tài trợ cho tờ báo địa phương.

Truyền đạt kiến thức cũng là một vai trò quan trọng của người nông dân (Nguồn: mizuho2006.seesaa.net)

Ban đầu tôi cảm thấy khá lo lắng vì không chắc chắn rằng mình có thể hoàn thành tốt hay không. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành trách nhiệm với công việc này cũng là khởi đầu để tôi nhận thêm nhiều chương trình mới. Một trong số đó là việc thành lập hội “mamemame” mà tôi đã giới thiệu trước đó.

3. Tổ chức lớp học tháng một lần với phí là 2000 yên và phí nguyên liệu

Nội dung chi tiết của bài giảng được trình bày chi tiết theo hình dưới. Giờ học được tổ chức là mỗi tháng một lần vào 10h thứ bảy tuần thứ 3 của tháng. Nửa phần đầu của bài giảng là tập trung vào những kiến thức về phương pháp trồng rau không sử dụng thuốc trừ sâu và các loại thuốc hóa học khác. Nửa phần sau là các chương trình thực tập mà tập trung vào ẩm thực. Phí tham gia cho một người là 2000 yên (chưa tính thuế)/buổi, cùng với chi phí nguyên liệu thực hành là từ 500 đến 1000 yên. Nội dung này cứ nửa năm thì được đổi mới một lần.

Tôi đã lo lắng liệu có thể tập trung được bao nhiêu người tham gia ở vùng nông thôn như thế này. Tuy nhiên, ngoài dự đoán số người đăng ký đã nhanh chóng đạt sĩ số lớp học là 10 người. Không những thế, trung tâm văn hóa còn hỏi tôi rằng có thể tổ chức 2 buổi/tháng được hay không. Học sinh chủ yếu tập trung vào nữ ở lứa tuổi 30 đến 40 tuổi và nam ở lứa tuổi từ 50 đến 60. Tôi khá bất ngờ vì số lượng thành viên ít tuổi khá đông. Có lẽ chính những người trẻ tuổi này đang cảm nhận thấy nguy cơ tri thức đang mất dần.

Xem tiếp nội dung bài viết ở ➡ trang 2 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan