Industry 4.0 – Không chỉ là cuộc chơi của những ông lớn

 Industry 4.0 (cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4) được khởi xướng bởi các nước có nền công nghiệp phát triển hàng đầu nhưng không có nghĩa đây chỉ là sân chơi dành cho các ông lớn. Tại những nền kinh tế mới nổi, cũng đã bắt đầu có những sự chuyển động để theo kịp với sự phát triển chung. Không những thế sự chuyển động này còn được đánh giá sẽ đóng góp rất lớn cho công cuộc cải cách lần này. Một trong những nước điển hình có thể kể tới là Ấn Độ.

Mặc dù chỉ sở hữu một nền công nghiệp với nền tảng chưa được tôi luyện nhưng những nền kinh tế mới nổi vẫn có cơ hội trở thành “con chim đầu đàn” trong cuộc cách mạng công nghiệp lần này. Là nơi tập trung nhiều công ty IT (công nghệ thông tin) hàng đầu thế giới, cùng với nguồn nhân lực chất lượng, Ấn Độ tự tin rằng mình sẽ không đứng ngoài cuộc chơi này.

Đến thăm Pune thành phố công nghiệp tiêu biểu của Ấn Độ, tôi có dịp thăm quan công xưởng của công ty EKI (công ty sản xuất sản phẩm nhựa). Trong thời kì này, công ty đang sản xuất cả 3 ca để đáp ứng kịp yêu cầu của khách hàng. Tất cả 33 máy trong công xưởng đều được kết nối Internet, mọi hoạt động sản xuất của công xưởng đều có thể được kiểm tra thông qua màn hình điều khiển trung tâm.

Trên cơ sở dữ liệu thu được, thứ tự làm việc và tốc độ gia công của từng máy được điều chỉnh để nâng cao năng suất. Ngoài ra, với chỉ một chiếc máy tính bảng, người điều khiển có thể tìm thấy mọi thông tin liên quan đến tình hình sản xuất hiện tại.

“Với IoT (Internet Of Things), chúng tôi có thể hi vọng sẽ sánh ngang với các nước tiên tiến và Trung Quốc về hiệu quả sản xuất” xưởng trưởng Tucker cho biết. Tuy nhiên, một điều đáng ngạc nhiên là công ty giúp EKI xây dựng hệ thống quản lý công xưởng hiện tại lại là một công ty phần mềm trong nước Entoribu Technology. Chiếc lược của công ty này có một điểm đặc biệt là không chỉ một công xưởng họ hướng tới kết nối nhiều công xưởng lại với nhau để nâng cao năng suất của toàn hệ thống. Trong năm 2015, công ty này cũng đã kết nối thành công công xưởng của EKI với một ông lớn trong ngành thiết bi điện dân dụng là LG.

Kết nối chuỗi từ “nguyên liệu thô” đến “khách hàng”

Trong tương lai, chuỗi giá trị từ vật liệu thô đến khách hàng sẽ được kết nối với nhau bởi internet. Chúng tôi hướng tới xây dựng hệ thống ứng phó được khi có sự biến động về nhu cầu thị trường. Hệ thống sẽ tính toán trước được sự thay đổi về chủng loại và số lượng vật liệu cần thiết, từ đó thông tin được phản ánh ngay tới xưởng sản xuất. “Đây sẽ là điểm mấu chốt để đánh bại các nước phát triển” – ông Kiran Nataraj CEO của Entoribu Technology cho biết.

Đây là một trong những bước chuyển động trong nền sản xuất của Ấn Độ. Chính sự linh hoạt trong chiến lược phát triển đã giúp Ấn Độ với một nền sản xuất chưa phải là mạnh cũng có thể vươn lên để theo kịp các nước phát triển. Để làm được điều này IoT đóng một vai trò rất quan trọng. Vì vậy trong tương lai sự bùng nổ của xu thế công xưởng thông minh cũng không khác gì với sự phát triển của chiếc điện thoại thông minh hiện nay. Với ưu thế phát triển phần mềm và phân tích dữ liệu, doanh nghiệp Ấn Độ đang có lợi thế rất lớn trong cuộc đua mang tên “Industry 4.0”.

“Chúng tôi sẽ đi đầu”

Chia tay Pune, chúng tôi tới thăm trung tâm nghiên cứu của một doanh nghiệp IT khác là Tech Mahindra nằm gần thành phố Hyderabad phía Nam Ấn Độ. Công ty này là một thành viên của Mahindra Group bao gồm nhiều công ty kinh doanh trong lĩnh vực liên quan tới ô tô và hàng không, cũng là nhà cung ứng dịch vụ IT của nhiều doanh nghiệp lớn như công ty viên thông British Telecom của Anh. Những năm gần đây Tech Mahindra đang gây được sự chú ý rất lớn bởi tốc độ tăng trưởng chóng mặt 50%/năm, đạt mức lợi nhuận 4 tỷ USD. Công ty đã cắt giảm được chi phí cơ bản nhờ sử dụng hiệu quả IoT trong 3 năm liên tiếp. Thành quả đã đạt được nhờ vào sự góp sức của 500 kỹ sư, chuyên gia phần mềm và phân tích dữ liệu.

“Industry 4.0 đã bủng nổ đồng thời trên khắp thế giới. Và lần này Ấn Độ sẽ lọt vào tốp dẫn đầu” ông Natarijan người đứng đầu bộ phận cung cấp giải pháp cho biết.

Không chỉ mạnh về công nghệ thông tin, Tech Mahindar cũng đầu tư rất nhiều để phát triển năng lực sản xuất. Một trong số đó là kết nối thiết bị với internet, phân tích dữ liệu thu thập được nhờ cảm biến để xây dựng một hệ thống sản xuất hiệu quả hơn. Nhờ làm được điều này tính sản xuất của các công xưởng đã được nâng lên 15~30%. Tuy nhiên, đích hướng tới không chỉ là cải cách quá trình sản xuất mà còn sử dụng linh hoạt việc kết nối internet với sản phẩm để đưa ra những dịch vụ khác. Trong lĩnh vực này, tiêu biểu có thể kể tới GE (General Electric) một công ty đang có những bước tiến mạnh mẽ trong việc “dịch vụ hóa sản xuất” (tham khảo tại đây).

Từ ví dụ trên chúng ta có thể thấy, không kể là nước đã phát triển, không kể danh nghiệp lớn hay nhỏ, tất cả đang cùng chuyển động theo cuộc cách mạng công nghệ IoT. Và đây cũng là cơ hội để các nước đang phát triển bắt kịp các nước lớn

 

Bùi Linh

Tài liệu tham khảo: Industry 4.0 – Nikkei

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan