GE – Cách mạng thay đổi phương thức sản xuất từ gốc rễ

 

2. Cách mạng trong kỹ thuật phương thức sản xuất

Trong thời buổi bất cứ máy móc, xe cộ nào cũng được nối Internet, các công ty IT ở bất cứ đâu cũng đẩy mạnh đầu từ về khoản phát triển kỹ thuật phần mềm. Để tạo ra sự khác biệt, GE còn phải nỗ lực ở cả mảng phần cứng.

Theo CEO Imelt thì “bất cứ công ty IT nào cũng thiếu tri thức nhất định về mảng phần cứng. Bản thân GE lại có lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn vì đang trực tiếp chế tạo máy móc cơ khí”

Dựa vào đó GE đã đưa ra một khái niệm mới gọi là “Advance Manufaturing” với hi vọng thúc đẩy sự tiến hoá của ngành sản xuất bằng cách ứng dụng hệ thống sản xuất mới kèm kỹ thuật in 3D với quy mô lớn. Đặc trưng lớn nhất của hệ thống này nằm ở việc sản xuất quy mô lớn bằng công nghệ in 3D “tạo hình bằng lớp” (dựa trên mô hình 3D trên máy tính để in từng lớp mỏng kim loại hoặc nhựa để tạo ra hình lập thể). Trong khi các doanh nghiệp lớn ở Nhật hiện nay cũng chỉ mới dừng ở mức tạo mô hình, GE đã mạnh dạn đưa vào sản xuất với quy mô lớn.

Thông qua hợp tác nghiên cứu với các doanh nghiệp Thuỵ điển, thay tia laser bằng tia điện tử để làm nóng chảy kim loại trong in 3D. Nhờ đó có thể thay vật liệu mới là hợp kim Nhôm Titan chỉ nhẹ bằng một nửa so với trước đây

Tháng 6 năm ngoái, tại một đồi nhỏ ở bang Ohio, nước Mỹ, phòng thí nghiệm ngoài trời của GE đã sẵn sàng thử nghiệm loại động cơ máy bay với tên LEAP

Loại động cơ này sẽ được gắn vào loại phi hành cơ mới A320neo, đã được sản xuất với công nghệ in 3D, giảm số lần cần hàn xuống còn 1/5 và tăng độ bền lên 5 lần so với trước.

Lợi thế của sản xuất hàng loạt bằng công nghệ in 3D không chỉ đơn thuân là tăng độ bền và nhẹ, về mặt chi phí cũng có lợi thế lớn. Không những giảm lược công hàn từ thợ lành nghề, chi phí làm khuôn cũng trở nên không cần thiết. Quy trình cắt gọt kim loại thừa cùng giảm thiểu tối đa, tránh lãng phí vật liệu.

GE ngày càng mở rộng ứng dụng công nghệ in 3D lên toàn công ty. Cuối tháng 11 năm ngoái, GE mở một phòng nghiên cứu chuyên về “Advance Manufacturing”, hiện đang nghiên cứu phát triển sản phẩm điện tử mới bằng cách in 3D. Tại bang Maharashutora của Ấn Độ, tại công xưởng sản xuất tua bin phát điện của GE, công nghệ in 3D cũng được bắt đầu áp dụng vào sản xuất.

Ngành sản xuất trong tương lai theo GE sẽ nằm ở những công xưởng quy mô cực nhỏ. Toàn công xưởng sẽ được nối mạng, vận hành bằng robot và công nghệ in 3D, được phân tán khắp nơi trên thế giới, chỉ cần khách hàng yêu cầu sẽ lập tức sản xuất và xuất kho.
Ví dụ, động cơ máy bay hay tua bin phát điện thường xuyên cần thay thế linh kiện chịu được ma sát lớn trong môi trường nhiệt độ cao, áp suất cao. Chỉ cần khách hàng yêu cầu thì công xưởng nhỏ gần nhất sẽ lập tức sản xuất và cung cấp, tăng độ tin cậy đối với khách hàng và giảm được nguy cơ tồn kho.

Kỳ vọng của GE chính là tạo ra được một thể chế sản xuất đáp ứng nhanh chong nguyện vọng của khách hàng mà không chịu ảnh hưởng bởi những nguy cơ từ nền kinh tế như giá cả nhân công hay lạm phát.

3. Tăng tốc độ phát triển sản phẩm

Tua bin phát điện cỡ HA tân tiến nhất do GE sản xuất đã rút ngắn được thời gian nghiên cứu sản phẩm từ 5 năm xuống còn 3 năm. Cỡ HA là cỡ lớn nhất, cũng như có hiệu suất lớn nhất trên thế giới và cũng là sản phẩm chiến lược của GE. Tuabin một khi đã khởi động thì cần chạy trong hàng tháng trời liên tục nên độ bền được yêu cầu rất cao. Ngay cả các công ty sản xuất lớn cũng phải vô cùng thận trọng khi sản xuất tua bin để đảm bảo được chất lượng sản phẩm. Vậy mà trưởng bộ phận thiết kế tua bin của GE vẫn vô cùng tự tin khi thông báo rút ngắn thời gian nghiên cứu sản phẩm xuống 2 năm. Để làm được điều đó cần phải áp dụng những kỹ thuật đã được kiểm chứng từ những lần phát triển sản phẩm trước. Và ngay trong giai đoạn phát triển sản phẩm đã mời khách hàng đến tham quan và đóng góp ý kiến để cải thiện.

Hiện nay, nhiều bộ phận trong công ty GE đang tiến hành một phương pháp kinh doanh gọi là “Fast Works”. Đúng theo ý nghĩa của tên, tức luôn cố gắng tăng tốc độ phát triển sản phẩm.Đây cũng chính là mô hình của các công ty start-up tại thung lũng Silicon.
Trong giai đoạn phát triển dịch vụ, sản phẩm mới, có nhiều lúc sản phẩm chỉ được phát triển theo ý nhà sản xuất, còn đối với khách hàng thì lại là thứ không có giá trị. Do đó để tránh hao tổn thời gian, công sức, tư nguyên thì luôn cố gắng phát triển sản phẩm mà khách hàng mong muốn với thời gian ngắn nhất.

Tất nhiên, đối với công ty lớn như GE thì quy mô cũng như văn hoá hoàn toàn khác hăn xo với các công ty mới khởi nghiệp. Nên việc ứng dụng “Fast Works” không hề đơn giản. Bình thường các sản phẩm chủ lực của GE cần tốn trung bình 5 năm để nghiên cứu phát triển, bao gồm điều tra thị trường, kiểm chứng khả năng phát triển và bắt tay thực nghiệm chế tạo.

Tuy vậy với ngành phát triển phần mềm thì cạnh tranh với các công ty khác vô cùng khắc nghiệt, kể cả ngành sản xuất cơ khí cũng ngày càng trở nên khó khăn. Nếu vẫn tốn nhiều thời gian cho giai đoạn phát triển sản phẩm như từ trước đến nay sẽ không kịp để đáp ứng với nhu cầu của khách hàng và chậm trễ so với thời đại.

Từ tình hình đó, GE đã chế tạo các mẫu thử sản phẩm với tính năng tối thiểu mà khách hàng yêu cầu trong thời gian nhanh nhất. Sau đó đưa các mẫu đó cho khách hàng xem và nghe ý kiến đóng góp để cải thiện tính năng cũng như mẫu thiết kế. Phương pháp này giúp tiết kiệm tối đa thời gian và công sức phát triển sản phẩm.

VÍ dụ: để phát triển một động cơ xăng dùng cho phát điện, bình thường phải tốn 5 năm để cố gắng làm ra một sản phẩm vạn năng có thể sử dụng cả trên mặt đất lẫn mặt biển. Nhưng nếu sử dụng phương pháp Fast Works và giới hạn sản phẩm chỉ sử dụng trên mặt đất thì trong 90 ngày ngắn ngủi là có thể phát triển được 1 sản phẩm. Các sản phẩm dạng này cứ nửa năm đến 1 năm lại được phát triển mới.

Các dự án phong cách Fast Work được GE phát triển đã lên đến con số 200 , từ động cơ máy bay, máy y tế cho đến các thiết bị phát điện. Chiếc máy y học giúp phẫu thuật bằng máy quay với thời gian thật bên trong cơ thể được phát triển chỉ trong 3 tuần, sau khi nghe ý kiến của khách hàng, đẩy nhanh tốc dộ xoay của tay gắn camera và tăng chất lượng ảnh thu được thì chỉ cần 3 tháng là có thể thương mại hoá. Phiên bản mới của sản phẩm này lại được phát triển chỉ trong 6 tháng tiếp theo

Đến đây thì có lẽ sẽ có người thắc mắc. Nếu phương pháp Fast Works này chỉ cần có 1 bước sai lầm thì uy tín mà GE đã vất vả gầy dựng trong nhiều năm bảo chứng chất lượng sản phẩm sẽ thành công cốc. Ngay cả trong đội ngũ nhân viên của GE cũng có người nghi ngờ điều này.

Đối với nghi ngờ này, GE đã trả lời rằng: “Fast Works không có ý nghĩa giảm chất lượng của sản phẩm bán ra. Mà có nghĩa hoàn thiện sản phẩm bằng cách cho khách hàng xem những mẫu thử có tính năng tối thiểu để kiểm chứng xem đấy có phải thứ khách hàng mong muốn hay không?

Với mong muốn lớn lao muốn thay đổi căn nguyên của ngành sản xuất, GE đã áp dụng nhiều chính sách với rất nhiều ẩn số. Với sự dũng cảm dám làm dám chịu của CEO Imelt, công ty này sẽ đạt được thành tựu đến đâu trong tương lai. Hãy cùng đón chờ.

Biên tập: Trịnh Trần Khánh Duy
Nguồn: Nikkei Modozukuri

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

3 thoughts on “GE – Cách mạng thay đổi phương thức sản xuất từ gốc rễ”

  1. […] Không chỉ mạnh về công nghệ thông tin, Tech Mahindar cũng đầu tư rất nhiều để phát triển năng lực sản xuất. Một trong số đó là kết nối thiết bị với internet, phân tích dữ liệu thu thập được nhờ cảm biến để xây dựng một hệ thống sản xuất hiệu quả hơn. Nhờ làm được điều này tính sản xuất của các công xưởng đã được nâng lên 15~30%. Tuy nhiên, đích hướng tới không chỉ là cải cách quá trình sản xuất mà còn sử dụng linh hoạt việc kết nối internet với sản phẩm để đưa ra những dịch vụ khác. Trong lĩnh vực này, tiêu biểu có thể kể tới GE (General Electric) một công ty đang có những bước tiến mạnh mẽ trong việc “dịch vụ hóa sản xuất” (tham khảotại đây). […]

  2. […] Không chỉ mạnh về công nghệ thông tin, Tech Mahindar cũng đầu tư rất nhiều để phát triển năng lực sản xuất. Một trong số đó là kết nối thiết bị với internet, phân tích dữ liệu thu thập được nhờ cảm biến để xây dựng một hệ thống sản xuất hiệu quả hơn. Nhờ làm được điều này tính sản xuất của các công xưởng đã được nâng lên 15~30%. Tuy nhiên, đích hướng tới không chỉ là cải cách quá trình sản xuất mà còn sử dụng linh hoạt việc kết nối internet với sản phẩm để đưa ra những dịch vụ khác. Trong lĩnh vực này, tiêu biểu có thể kể tới GE (General Electric) một công ty đang có những bước tiến mạnh mẽ trong việc “dịch vụ hóa sản xuất” (tham khảotại đây). […]

  3. 150 tỷ đô, ad có nhầm ko? :3

Comments are closed.