Tư duy hệ thống

Nếu bạn muốn thành công trong sự nghiệp ở bất cứ lĩnh vực gì, ngoài đam mê bạn còn cần có phương pháp tư duy. Trong bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng VietFuji tìm hiểu về cách tư duy hệ thống, một trong những công cụ giúp bạn hoàn thành được mục tiêu đã vạch ra. Khi có được cách tư duy hệ thống, bạn sẽ là một lãnh đạo tốt, một nhà tâm lý tốt, một giáo viên tốt, thậm chí một người chủ gia đình tốt.

1. Phân biệt các khái niệm về tư duy

Cho dù bạn là một người thật thông minh, bạn vẫn dễ bị lạc lối trong “rừng tư duy” với hàng loạt khái niệm gần nghĩa nhau, bao trùm nhau lẫn nhau. Vậy tại sao chúng ta không bắt đầu bằng từ việc phân biệt khái niệm về tư duy?

Tư duy phân tích và tư duy tổng hợp

Tư duy phân tích (analytical thinking) là tư duy mà loài người chúng ta hầu hết đều biết sử dụng một cách tự nhiên, do được dạy, trau dồi từ khi còn nhỏ. Nhiệm vụ của tư duy phân tích là bóc tách một vấn đề phức tạp ra thành từng phần nhỏ để tìm hiểu. Những phần chưa được sáng tỏ sẽ tiếp tục được bóc tách, chia nhỏ để phân tích tìm hiểu.

Ngược lại với tư duy phân tích là tư duy tổng hợp. Tư duy tổng hợp có nhiệm vụ cộng gộp các phần riêng lẻ của một vấn đề lại, xem xét các phần này hoạt động cùng nhau ra sao, tương tác với nhau thế nào để đưa ra cái nhìn tổng thể của một vấn đề. So với tư duy phân tích, con người ít được dạy về tư duy tổng hợp và vì vậy tư duy tổng hợp thường có xu hướng yếu thế hơn so với tư duy phân tích. Mặc dù để thành thạo tư duy tổng hợp là điều không nhiều người làm được nhưng để sống sót trong một thế giới phức tạp như thế giới của loài người thì chúng ta ít nhiều vẫn phải sử dụng tới chúng.

Tư duy có hệ thống, tư duy về hệ thống và tư duy hệ thống

Tư duy có hệ thống (systematic thinking) là cách tư duy có phương pháp rõ ràng, có hệ thống, có thể sử dụng phương pháp này cho nhiều vấn đề khác nhau.

Tư duy về hệ thống (systems thinking) là tư duy về từng phần trong một hệ thống tương tác với nhau như thế nào.

Tư duy hệ thống (systemic thinking) là một phương pháp tư duy đơn giản, giúp chúng ta nhanh chóng có được cái nhìn bao quát trong những tình huống và những vấn đề phức tạp. Tư duy hệ thống là sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tư duy phân tích và tư duy tổng hợp.

Tư duy hệ thống đã được hình thành và phát triển bởi Ludwig von Bertalanffy vào những năm 1940 và Ross W Ashby vào những năm 1950. Tư duy hệ thống được định nghĩa như là một cách tiếp cận để giải quyết vấn đề, bằng cách xem “vấn đề” là bộ phận của một hệ thống tổng thể, chứ không phải là phản ứng với các phần riêng lẻ. Tư duy hệ thống cho rằng các bộ phận cấu thành của một hệ thống phải được xem xét trong mối quan hệ với các bộ phận khác trong cùng hệ thống và các thành phần trong các hệ thống khác, chứ không phải trong sự tách biệt khỏi tổng thể. Tư duy hệ thống tập trung vào quan hệ quay vòng hơn là quan hệ nhân quả đơn thuần.

Xem tiếp nội dung bài viết ở ➡ trang 2 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

3 thoughts on “Tư duy hệ thống”

  1. Bùi Linh

    Cảm ơn ý kiến đóng góp của bạn Hiến, mình sẽ lưu ý điều này 🙂

  2. Mai Văn Hiến

    Bài viết rất hay ! (y) .Tuy nhiên, ở phần trình bày, theo ý kiến cá nhân thì ở phần cuối trang 1, nên có dấu hiệu là vẫn còn như có chữ còn tiếp chả hạn, chứ cái button trang 1, 2 quá là nhỏ bé… Đôi lời chân thành gửi từ một người luôn theo dõi Vietfuji ^_^

Comments are closed.