Giá trị của những thứ không nhìn thấy

Một vị thần muốn khai sáng cho một chú cá nhỏ nên đã lấy ví dụ trong bài học về sự quan trọng của đạo Do Thái. Nhưng chú cá nhỏ lại nói rằng: “Những thứ con không thể nhìn thấy thì không có giá trị”. Nghe thấy vậy, chỉ trong chốc lát vị thần đã lấy hết nước xung quanh chú cá nhỏ, khiến cho cơ thể cá quằn quại, đau đớn, từng lớp vảy bị khô rát. Chú cá nhỏ đã nếm trải một cảm giá thống khổ chưa từng có khi không có nước. Sau đó, vị thần đưa chú cá nhỏ trở về với nguồn nước. Ngay lập tức nó cảm thấy phước lành của nước thấm dần vào cơ thể. Chú cá nhỏ giờ đã biết được tầm quan trọng của nước và thề rằng không bao giờ rời khỏi nước nữa. Cá nhỏ vui mừng thốt lên với vị thần rằng:“Cuối cùng thì con đã hiểu. Có những thứ con không thể nhìn thấy nhưng nếu không có chúng thì con không thể nào mà sống được”. Vào một ngày nọ, một con cáo đến ven bờ suối trêu chọc chú cá nhỏ đang bơi: “Này bạn cá, bạn cá, tại sao bạn cứ phải luẩn quẩn bơi trong con suối nhỏ đó như vậy? Hãy thử lên bờ một lần xem! Thức ăn thì vô cùng phong phú, chỗ vui chơi nhiều không thể kể xiết!”, Chú cá nhỏ hướng về phía cáo và đáp: “Vô ích. Loài cá chúng tôi chỉ có thể sống ở trong nước mà thôi!”

Người Nhật đang bị giam cầm trong những giá trị hữu hình

Ví như loài cá, không nhìn thấy nước nhưng nếu không có nước thì cá sẽ không thể nào sống được. Trong đoạn đối thoại trên, chú cá nhỏ là hình tượng người Do Thái, còn nước là đạo Do Thái. Tôi sinh ra tại Nhật Bản nhưng lại theo đạo Do Thái. Qua những kỳ thanh kiểm khắt khe tôi cũng được trở thành một thành viên trong cộng đồng người Do Thái. Nói cách khác tôi cũng giống như chú cá nhỏ đó, bỏ qua những lời mời gọi trên bờ để nhảy vào trong nước. Đứng trên mặt nước nhìn vào thì cũng giống con cáo trong câu chuyện kể trên, người Nhật sẽ thấy người Do Thái là những người thật kì quặc. Họ đưa giới luật lên làm trung tâm của cuộc sống, thoát khỏi những thú vui của cuộc sống bên ngoài. Người Do Thái luôn nghiêm túc, và cố gắng làm việc một cách chăm chỉ. Ngay cả trong hoạt động tôn giáo họ cũng phải học tập. Ngày thường cũng như chủ nhật sáng trưa tối người Do Thái đều đến Synagogue (thánh đường) để cầu nguyện. Họ thường xuyên phải đội “Kippa” (loại mũ truyền thống). Hơn thế nữa họ có quy tắc phải đội một cái hộpcó tên là “Tefuerin” và quấn sợi dây da nhiều vòng trên khuỷu tay trái khi tiến hành cầu nguyện mỗi sáng.

Ngoài ra người Do Thái còn có chế độ ăn uống rất khắt khe. Dựa theo giới luật Kashurt, và chỉ chấp nhận các thực phẩm chứng nhận đã qua xử lí theo quy trình “Kosher”. Tại Nhật, họ chỉ có thể ăn rau củ, đậu hủ và hoa quả. Họ hoàn toàn không ăn ngoài, không ăn cùng với những người ngoại đạo. Hơn thế nữa, họ tuyệt đối không đi xem đánh gôn, coi xi nê hay bóng chày. Họ không thể để mình nhàn hạ như vậy được. Bởi vậy, họ hầu như không dùng tới tiền. Mặc dù vậy, trong công việc sẽ không tránh khỏi chuyện ăn uống tiệc tùng, nếu không có món chay thì họ lựa chọn uống nước. Đương nhiên không phải tất cả người Do Thái đều giữ giới luật nghiêm ngặt đến vậy. Cũng có người có hành vi thoải mái một chút. Nhiều người Do Thái sống ở Mỹ thậm chí còn hoàn toàn không giữ giới luật. Nếu thành người Do Thái, bạn có thể thâm nhập và hiểu rõ nội tâm bản thân. Cho đến bây giờ, con người đã sống mà đã bỏ qua biết bao điều quan trọng. Loài người cũng giống như chú cá nhỏ. Những người không sống trong giới luật ấy như người Nhật, họ theo đuổi những con số trong sổ tiết kiệm gửi ngân hàng, số Chính những thứ không nhìn thấy mới là những thứ cốt yếu Người Nhật đang bị giam cầm trong VẬT CHẤT cổ phiếu đang nắm giữ tăng giá hay giảm giá, ăn ở nhà hàng nào thì ngon…Thật đáng buồn vì mải đuổi theo những thứ ngay trước mắt mà họ đã lãng quên những thứ quan trọng khác mà con người không thể cầm nắm được. Những thứ ấy tồn tại trong mọi ngóc ngách của cuộc sống chúng ta. Chúng ta chắc chắn không thể sống thiếu những thứ không nhìn thấy, như tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình, tình bằng hữu và những mối quan hệ chân chính, giống như chú cá kia không thể sống thiếu nước. Những giới luật nghiêm khắc của Đạo Do Thái giúp họ có ý thức và nhận ra giá trị quan rọng của những thứ không nhìn thấy đó. Vậy người Do Thái coi trọng những điều gì? Có nhiều điều quan trọng không nhìn thấy của người DoThái, nhưng tiêu biểu là NGHỆ THUẬT, HỌC VẤN và ÂM NHẠC.

Dựa vào “Giới luật” để nắm lấy “cơ hội tốt”

Trước đây tôi đã cho rằng hoạt động tôn giáo là “điều mê tín chẳng có ý nghĩa gì”. Tôi là người không có chút quan tâm gì đến nó. Nhưng mà bây giờ cách suy nghĩ của tôi đã thay đổi hoàn toàn, tôi nhận ra rằng việc sinh hoạt không theo khuôn khổ là một sai lầm nghiêm trọng. Ở một chương của kinh thánh có viết: “Các anh – người Do Thái phải nhẫn nại. Để không quên Ta”. “Ta” ở đây là ẩn dụ vị thần trong đạo của người Do Thái. Theo bạn thì cuộc sống người Nhật hiện nay như thế nào? Làm thoải mái, ăn uống thoải mái, chạy theo “mốt mới”, rõ ràng là cuộc sống theo đúng nghĩa của một người tiêu dùng. Đối với tôi, được làm chú cá nhỏ nhìn lên đất liền, tôi đã thấy rằng người Nhật như đang mất dần những thứ quan trọng nào đó. Ngày nay, khủng hoảng kinh tế xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, các cuộc khủng hoảng dồn ép con người đến mức cùng cực nhờ thế mà sự kiên rì nhẫn nại trở nên mạnh mẽ hơn. Nước Nhật cũng không phải là ngoại lệ. Kinh tế xuống dốc chưa hẳn đã là chuyện không tốt. “Sự nhẫn nại” do thời thế mang lại không chừng lại là cơ hội tốt để nhận ra giá trị của những điều quan trọng mà bấy lâu nay ta không thấy. Cho dù không đạt được tới mức độ như những người Do Thái chính tông giáo phái nhưng hãy biết sống tiết chế, dành thời gian cho gia đình, thời gian nghị luận thay vì dành thời gian cho những uổi chơi golf, đi nhậu, hãy dành thời gian bố trí để đọc sách và học hành. Làm được như vậy, chắc chắn sẽ lấy lại được những điều quan trọng, những giá trị tinh thần phong phú vốn có mà chúng ta đánh mất hoặc trong vô thức quên đi bấy lâu nay. Những người bạn Nhật của tôi, đều châm biếm: “Mày điên thật đấy. Cho dù kiềm chế thì cũng có giới hạn thôi.” Với tôi, những người Nhật như thế được giống như con cáo trong câu chuyện kể trên. Vì tôi đã thay đổi từ người Nhật thành người sống theo cách sống của người Do Thái, nên không thấy cần thiết phải phản biện. Thay đổi hành vi sẽ kéo theo tâm hồn thay đổi, toàn bản thân thay đổi, và điều này lại khiến cho hành động thay đổi. Cứ như vậy nếu bắt đầu từ một hành động đúng đắn, chúng ta sẽ có được những vòng xoáy đi lên. Đạo Do Thái trước hết yêu cầu cần phải thay đổi hành vi, chính là vì lý do kể trên.

 


Biên dịch Trần Xuân Quyết
Theo Triết học thành công của người Do Thái
Những bài viết tương tự các bạn có thể theo dõi tại tạp chí VietFuji hàng tháng


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan