Cơ sở phân tích đánh giá cơ hội trong kinh doanh (phần 2)

I – Thinking entrepreneurially – Suy nghĩ như một doanh nhân (tiếp)

Tư duy của một doanh nhân

Bằng cách tìm hiểu về các yếu tố hình thành tư duy của một doanh nhân, chúng ta có thể hiểu một cách chính xác những nguời như thế nào thì đuợc gọi là một doanh nhân. Đó có thể là những cá nhân độc lập, luôn hướng đến việc tạo ra và phát triển một cơ sở kinh doanh, hoặc sản xuất. Họ cũng có thể là những người lạc quan luôn khát khao xây dựng một cơ sở phi lợi nhuận, có lợi nhuận hoạt động vì xã hội. Họ luôn cháy trong khát vọng để từ đó trở thành chuyên gia về các “sai lầm”, và họ sử dụng “sai lầm” như một công cụ để học hỏi. Mặc dù mỗi một doanh nhân là một cá thể riêng biệt, nhưng luôn tồn tại những điểm chung trong tư duy của họ.

Những doanh nhân là người tạo nên doanh nghiệp, tạo nên cơ sở sản xuất kinh doanh. Cần nhận thức rõ đó là một doanh nhân sẽ đóng vai trò như trái tim, nguồn sống của doanh nghiệp. Không có doanh nhân sẽ không có doanh nghiệp. Đây là lí do vì sao hiểu biết về cách suy nghĩ của doanh nhân đóng vai trò thiết yếu trong điều hành và phát triển một cơ sở kinh doanh.

Doanh nhân là nguời đưa ra quyết định chiến luợc

Achievement – Thành quả

Những nghiên cứu về các doanh nghiệp khảo sát về ảnh hưởng của “mong muốn đạt được thành quả” đối với thành công của một doanh nghiệp đã được tiến hành từ khá lâu (McClelland 1961). Nhu cầu về thành quả có thể hiểu là sự khát khao đạt được một kết quả hay một thành tựu nào đó, bất chấp mọi thử thách. Động lực để đạt được thành công liên quan cũng đến cách mà những cá nhân sử dụng để vượt qua khó khăn và chạm tay tới thành công.

Individualism – Cá tính (thực ra nên hiểu theo nghĩa là chủ nghĩa cá nhân)

Cá tính ở đây được thể hiện qua việc bạn cần ít sự hỗ trợ hay đồng ý của những người khác. Bạn sẵn sàng và khát khao đi ngược lại với những cái bình thường. Cá tính cao có mối liên hệ với điểm nhấn trong kế hoạch hay thành tích của một cá nhân.

Control – Kiểm soát

Sự kiểm soát đóng một vai trò quan trọng trong tư duy của một doanh nhân. Một phần của sự kiểm soát là “sự tự chủ của bản thân” và “tầm ảnh hưởng của bản thân”.

Sự tự chủ là niềm tin của một người vào mức độ tự do của họ thông qua việc đánh giá ảnh hưởng từ những người khác.

Tầm ảnh hưởng là niềm tin của một người về việc họ có thể ảnh hưởng đến môi trường mà họ làm việc (Rotter, 1966). Tầm ảnh hưởng có thể là hướng nội, có nghĩa là họ tin rằng họ đang kiểm soát, gây ảnh hưởng đến môi trường làm việc và kết quả đầu ra. Bên cạnh đó, tầm ảnh hưởng cũng có thể là hướng ngoại. Khi đó họ cảm thấy mình là đối tượng, chủ điểm của những sự kiện hoặc cá nhân khác, và cũng có ảnh hưởng đến kết quả đầu ra.

Kiểm soát tư duy

Người có khả năng tự chủ và có tầm ảnh hưởng hướng nội cao hơn, sẽ có nhiều khả năng phát hiện cơ hội kinh doanh hơn những người có khả năng tự chủ thấp và người có tầm ảnh hưởng hướng ngoại (Caird, 1991; Shapero, 1975).

Vì vậy, niềm tin vào giá trị của cơ hội kinh doanh cũng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của chính bạn. Bạn có tin rằng mình có khả năng theo đuổi một cơ hội đã được xác định không? Đánh giá của bạn sẽ phụ thuộc vào mức độ niềm tin về việc: Bạn có thể ảnh hưởng đến môi trường và hoàn cảnh của bạn hay không (Harper, 1996).

Focus – Khả năng tập trung

Những doanh nhân thành đạt có khả năng tập trung vào một công việc đơn lẻ, để nhìn nhận toàn diện và giải quyết nó một cách hoàn chỉnh. Đầu tư sự chú ý và phân tích thông tin hiệu quả giúp cho doanh nhân đưa ra những quyết định mang tính chiến lược (decisive and thoughtful).

Optimism – Sự lạc quan

Sự lạc quan là yếu tố giúp cho các doanh nhân dám làm những điều mới và những công việc khó. Sự lạc quan có thể được lan truyền cho những thành viên trong nhóm, đồng nghiệp và những nhà đầu tư.

Sự lạc quan cũng có thể gây ra những tác động xấu. Nó khến cho doanh nhân thường đưa ra đánh giá dựa trên những yếu tố tích cực. Điều này có thể dẫn đến những yếu tố khác mang tính quyết định bị bỏ qua hoặc không được xem xét kỹ. Và sự lạc quan thái quá này có thể dẫn đến việc bất chấp rủi ro, gây phát sinh thua lỗ trong kinh doanh và dẫn đến thất bại.

Các cách để phát triển tư duy doanh nhân

Khát khao những thành quả một cách chuyên nghiệp, cần được đặt bên cạnh những mục tiêu cá nhân của bạn. Tất nhiên, điều này có vai trò quan trọng, nó sẽ khiến bạn phải làm việc chăm chỉ, thực hiện những ý tưởng và công việc kinh doanh của bạn như là một doanh nhân thực sự. Nó cũng không tốn nhiều thời gian, quan hệ hay tiền bạc của bạn.

Một điều nữa: các doanh nhân thường hướng đến việc kiểm soát bản thân cao. Điều đáng chú ý ở đây là bạn sẽ tin vào ai? Nói với ai? Ý tưởng của bạn là gì? Bạn nên cân đối những yếu tố cần xem xét và các đồng sự để xây dựng những mối quan hệ tốt và phát triển những ý tưởng của bạn.

Những doanh nhân thành đạt luôn đặt mục tiêu cao và xây dựng kế hoạch tương xứng để đạt được chúng. Nếu chỉ tập trung vào những thứ nhỏ nhặt bạn sẽ tốn nhiều thời gian và không thể thực hiện được mọi việc đúng tiến độ. Kế hoạch hiệu quả và tập trung vào thực hiện có thể đưa bạn đến với thành công.

Sự lạc quan cũng được xem là yếu tố quan trọng đối với một doanh nhân. Nếu bạn không tin rằng bạn sẽ thành công, thì sẽ không ai tin bạn làm được điều đó. Nhưng luôn cố gắng thuyết phục mình rằng giải pháp của mình tốt hơn của đối thủ cũng có thể dẫn đến lạc quan thái quá. Và một khi lạc quan thái quá, bạn sẽ có xu hướng nhìn nhận sự việc thiếu thực tế khi tiến hành phân tích, đánh giá ý tưởng của mình.

Do đó, thay vì luôn nhìn vào cái tốt của ý tưởng, bạn cũng cần phải đi vào việc đánh giá các yếu tố về điểm mạnh, điểm yếu của giải pháp đối với khách hàng tại thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.

Cũng lưu ý, việc kiểm soát sự nóng nảy, luôn nghi ngờ, và lạc quan một cách phi hiện thực cũng có thể đem lại những điều tốt. Hãy dành thời gian để dung hòa bản thân và những yếu tố này.

(Còn nữa)


Biên dịch: Naphasy

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan