Cơ sở phân tích đánh giá cơ hội trong kinh doanh (phần 1)

Nguồn: lucintel.com

“Tôi hiếm khi nhận ra được cơ hội cho tới khi mà nó không còn là cơ hội” – Mark Twain

Để bắt đầu một kế hoạch kinh doanh chúng ta cần ý tưởng kinh doanh. Mục đích của chuyên đề này hướng đến việc “làm thế nào để xác định và phân tích đánh giá những ý tưởng của doanh nhân”.

Chuyên đề đưa ra 9 bước tiếp cận được chia làm 3 phần lớn:

1. Suy nghĩ như một doanh nhân: đề cập đến tư duy của một doanh nhân, động lực kinh doanh của một doanh nhân và hành xử như một doanh nhân.

2. Quan sát như một doanh nhân: quan sát những biến động kinh tế vĩ mô, điều kiện công nghiệp, tình trạng công nghiệp và cạnh tranh sẽ được phân tích và trình bày.

3. Hành động như một doanh nhân: xác định cơ hội và những biến động có chiều hướng tốt để hành động.

Cơ hội là gì?

Thuật ngữ cơ hội nhằm chỉ việc tạo ra một cơ sở kinh doanh hay doanh nghiệp. Nó có thể là cơ sở kinh doanh vì lợi nhuận, hay phi lợi nhuận hoặc chỉ nhằm tạo công ăn việc làm cho nhân viên và phục vụ khác hàng.
Nhìn lại quá khứ, chúng ta đều nhìn thấy cơ hội. Ai cũng tin rằng mình có thể đạt được thành công như thế nếu chúng ta tận dụng những ý tưởng trong quá khứ. Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định nó lại chỉ có giá trị tại thời điểm đó.

Như vậy chúng ta có thể nhận thấy rất nhiều cơ hội đã bị bỏ lỡ.

Mỗi năm, có rất nhiều sinh viên đăng ký khóa học “lập kế hoạch kinh doanh” trên toàn cầu. Tuy nhiên không đến 5% số sinh viên đó thực sự tiến hành kinh doanh. Lý do là phần lớn chúng ta chỉ hứng thú với việc học các kỹ năng để có thể sử dụng trong tương lai. Còn số ít thì sẽ hành động, lập một cơ sở kinh doanh mới. Những người có đam mê kinh doanh và dám làm kinh doanh tồn tại ở mọi lứa tuổi.

Vậy cái gì đã bị bỏ lỡ ở đây?

Chúng ta cần biết rằng nhu cầu cho một cái gì đó mới, cái gì đó khác lạ luôn luôn tồn tại,và vì vậy điều này sẽ giúp để xác định và phân tích những cơ hội kinh doanh. Đối với những doanh nhân có kiến thức thì những công cụ mới là cần thiết để phát triển những ý tưởng, nó có thể dẫn tới kế hoạch kinh doanh và xây dựng một cơ sở kinh doanh thành công.

Làm sao để tiếp cận các mô hình kinh doanh?

Sự bùng nổ những lớp học về mô hình kinh doanh và cạnh tranh là một hướng đi đúng. Đây là bước đầu tiên để viết một kế hoạch kinh doanh. Việc tập trung vào những khóa học mới cùng với các hoạt động sẽ giúp và khuyến khích sinh viên tham gia vào việc tìm hiểu khách hàng sớm và kiểm tra các ý tưởng về mô hình kinh doanh.

Tuy nhiên, những kiến thức thiết yếu về mô hình kinh doanh chỉ có thể sử dụng khi mà ý tưởng kinh doanh đã được hình thành. Việc điều tra khách hàng là cần thiết để có một mẫu sản phẩm hay dịch vụ.

Như vậy, Không có ý tưởng cho một loại sản phẩm, dịch vụ thì mô hình kinh doanh hay điều tra khách hàng sẽ không thể khởi sự. Bước đầu tiên là hình thành ý tưởng, là điều mà chuyên đề sẽ hướng đến trau dồi cho bạn.

I – Thinking entrepreneurially – Suy nghĩ như một doanh nhân

Trong một hoàn cảnh nhất định, suy nghĩ của mỗi cá nhân sẽ bị ảnh hưởng bởi tư duy, động lực và hành xử của cá nhân đó. Trong phần này chúng ta sẽ hướng đến tìm hiểu xem trong vai trò của một doanh nhân thì họ sẽ tư duy như thế nào? Động lực của họ là gì? Và cách hành xử của họ ra sao?

Để nhận biết được vai trò của việc suy nghĩ như một doanh nhân chúng ta sẽ xem xét cơ hội, khái niệm cơ hội kinh doanh và việc đưa ra quyết định mang tính chiến lược là gì.

Cơ hội kinh doanh là gì?

Theo Casson: Cơ hội kinh doanh được xem như là một hoàn cảnh mà những hàng hóa, dịch vụ, vật liệu mới hay phương pháp tổ chức mới có thể được đưa ra mà cái giá bán lớn hơn giá sản xuất.

Trong khi đó, Drucker phân loại cơ hội kinh doanh thành 3 loại:

1. Tạo ra thông tin mới, như là tạo ra công nghệ mới;

2. Phát hiện ra sự thiếu hụt trong thị trường, điều này là kết quả từ sự mất cân đối trong thông tin;

3. Tương tác để thúc đẩy mối quan hệ giữa giá và lợi nhuận từ việc sử dụng những nguyên liệu thay thế.

Từ các định nghĩa trên, ta có thể thấy rằng cơ hội kinh doanh khác cơ hội chung. Cơ hội kinh doanh đòi hỏi việc tìm hiểu những mối quan hệ mới và những tương tác trong một thị trường luôn biến động.

Do đó, việc tồn tại những cơ hội kinh doanh phụ thuộc quan điểm của từng cá nhân. Với cùng một hoàn cảnh, một số người sẽ coi nó là cơ hội kinh doanh trong khi có người sẽ hoài nghi và ko có hứng thú với nó.

Để nhận biết cơ hội và hiểu cách đưa ra quyết định trong một hoàn cảnh nhất định, đóng vai trò mấu chốt trong suy nghĩ của một doanh nhân.

Tìm kiếm cơ hội kinh doanh (Nguồn: jwmventures.net)

 

Đưa ra quyết định chiến lược là gì?

Việc đưa ra quyết định mang tính chiến lược là một quá trình tư duy, nghĩa là chúng ta cần phải suy nghĩ kỹ lưỡng. Tư duy mang tính chiến lược được hiểu như là những quyết định hay những hành động, phương hướng được đưa ra và kỳ vọng sẽ đem lại một kết quả nhất định.

Bằng những quyết định chiến lược, là quyết định mang lại hiệu quả trong một thời điểm với một nguồn lực nhất định, nó sẽ dẫn đến những thành quả.

Chúng ta luôn có lựa chọn, bao gồm cả lựa chọn ko làm gì cả. Đưa ra những quyết định sẽ dễ nếu như cái kết quả kỳ vọng có thể đoán được.

Hiểu việc đưa ra quyết định đóng vai trò tối quan trọng đối với một doanh nhân. Đưa ra quyết định là nhiệm vụ quan trọng đối với những doanh nhân. Các doanh nhân cần phải đưa ra quyết định nhanh, hiệu quả trong một hoàn cảnh thiếu thông tin và một thị trường luôn biến động.

(Còn nữa)


Biên dịch: Naphasy

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “Cơ sở phân tích đánh giá cơ hội trong kinh doanh (phần 1)”

  1. […] tắt của “Do it At Once”: đối với những người làm kinh doanh, thì vấn đề nắm bắt được cơ hội là rất quan trọng. Nên đối với mỗi công việc xử lý nhanh chóng là bạn có […]

Comments are closed.