Tác dụng mới của mùn cưa

(Nguồn ảnh: Gizmag)

Đây mới chính là khoa học đỉnh cao. Khi tôi còn nhỏ thì tác dụng duy nhất của mùn cưa là để gom bãi ói. Thế nhưng những nhà hoá học tại đại học Belgian đã phát triển nên một quy trình hoá học giúp cho chính mùn cưa tường chừng vô dụng ấy có thể biến thành sản phẩm phụ gia xăng và những sản phẩm khác thường được chiết xuất từ dầu mỏ.

Các nhà nghiên cứu tại đại học KU Leuven, khoa xúc tác và hoá học bề mặt, đã thành công trong việc chuyển đổi cellulose trong mùn cưa thành chuỗi hydrocacbon. Hợp chất chuyển đổi có thể dùng làm chất phụ gia trong xăng hoặc tạo khối để làm thành plastic, cao su, nylon, vật liệu cách điện và nhiều loại vật liệu khác làm thường làm từ ethylene, propylene và benzene.

(Nguồn ảnh: Gizmag)

“Đây là cách thức hoàn toàn mới để tinh luyện sinh học, hiện chúng tôi đang nắm giữ bản quyền cho công nghệ này. Chúng tôi cũng đã xây dựng một lò phản ứng hoá học trong phòng nghiên cứu, chỉ cần đưa mùn cưa vào cùng với hợp chất xúc tác tăng tốc độ phản ứng. Với nhiệt độ và áp suất thích hợp thì cần nửa ngày sẽ có thể chuyển hoá hoàn toàn cellulose thành hydrocacbon no.

Sản phẩm cho ra không hoàn toàn là xăng tinh khiết (để làm tinh khiết cần thêm một bước nữa-). Tuy vậy các nhà nghiên cứu cho rằng sản phẩm này có thể trở thành một chất phụ gia xanh thay thế một lượng lớn xăng đã được tinh luyện theo cách truyền thống.

Các nhà nghiên cứu cũng rất kỳ vọng về tiềm năng sản phẩm này có thể thay thế các sản phẩm hiện hành đang được chiết xuất ra từ dầu mỏ (sản phẩm có ưu thế tuyệt đối về lượng vật liệu thô phong phú và khả năng thu thập dễ dàng). “Cellullose có mặt ở khắp nơi; đều là phế phẩm đối với các nhà máy. Nghĩa là nó sẽ không phải cạnh tranh đất với hoa màu thực phẩm, cũng chính là khó khăn mà hoa màu năng lượng dùng cho sản xuất bioethanol đang gặp phải”.

Nghiên cứu này hiện đã được đăng trên tạp chí Energy & Environmental Science.


Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy.

Nguồn: Gizmag


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan