Quản lý kinh doanh và quản lý sản xuất

Nguồn: pixta.jp

Trong hoạt động quản lý chất lượng, quản lý sản xuất và quản lý kinh doanh là 2 yếu tố nhất quán và không thể tách rời. Vậy quản lý sản xuất và quản lý kinh doanh là gì?

Đối với những người đang tham gia hoạt động kinh doanh tại các cơ sở sản xuất hay doanh nghiệp thì việc phản ứng nhanh nhạy với những thay đổi của thị trường liên quan đến hoạt động kinh doanh là rất cần thiết. Việc duy trì và phát triển doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc họ có tìm ra cơ hội trong chính những thay đổi của thị trường hay không? Hơn thế nữa, việc dự đoán những thay đổi của thị trường và đưa ra những đối sách thích hợp trước khi diễn ra những sự thay đổi đó sẽ là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp thì hoạt động quản lý kinh doanh cần được thực thi một cách hợp lí. Nói theo cách khác thì doanh nghiệp không những vừa phải đảm bảo ổn định lợi nhuận lâu dài mà cần nỗ lực đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể trong những mục tiêu ngắn hạn.

Những chức năng của hoạt động quản lý kinh doanh được định nghĩa bao gồm: quản lý bán hàng, quản lý nghiên cứu sản phẩm, quản lý sản xuất, quản lý tài vụ, quản lý nhân sự, quản lý mua bán và quản lý thông tin. Có nghĩa là doanh nghiệp đầu tư kinh phí để

– Điều tra thị trường, nghiên cứu phát triển sản phẩm

– Thu mua nguyên vật liệu (nguyên liệu, thiết bị, năng lượng…),

– Đào tạo con người, nâng cao ý thức làm việc

rồi sản xuất ra những mặt hàng hay đưa ra những dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. Và sau khi đoanh nghiệp cung cấp dịch vụ hay sản phẩm tới tay khách hàng, họ sẽ thu lại tiền từ khách hàng, trong đó có vốn đã đầu tư vào sản xuất và giá trị gia tăng (lợi nhuận).

Để đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ thì cần thiết phải giữ được sự cân bằng các chức năng trong hoạt động quản lý kinh doanh. Và để làm được điều đó thì cần nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động quản lý thông tin nắm bắt được vai trò của con người trong cả hệ thộng.

Quản lý sản xuất được định nghĩa là việc thực hiện các hoạt động lập kế hoạch, thực thi, xác nhận, điều chỉnh nhằm mục đích rút nhắn thời gian sản xuất thực (realtime), giảm lượng tồn kho, và đưa ra dịch vụ hay sản xuất ra những sản phẩm rẻ, an toàn, thân thiện với môi trường để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Quản lý kinh doanh và quản lý sản xuất
Mục tiêu của quản lý sản xuất và quản lý kinh doanh

Mục đích của quản lý sản xuất nếu hiểu theo nghĩa hẹp có thể hiểu bao gồm những mục đích sau:

– Tạo ra những sản phẩm tốt

– Tạo ra sản phẩm giá rẻ

– Sản xuất kịp với hạn giao hàng

– Chỉ sản xuất vừa đủ lượng cần thiết.

Nếu doanh nghiệp có thể tạo ra sự cân bằng giữa các mục tiêu trên thì sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh trong thời gian dài. Ngoài 4 mục tiêu trên cũng còn những mục tiêu khác như:

– Giảm khối lượng công việc

– Rút ngắn thời gian sản xuất

– Nâng cao hiệu suất công việc

– Sử dụng hợp lý nguyên vật liệu

– Sử dụng hiệu quả thiết bị sản xuất

– Đảm bảo an toàn trong sản xuất

– Không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường

Cũng là những mục tiêu khá cần thiết trong hoạt động quản lý sản xuất. Để đưa doanh nghiệp phát triển bền vững với lợi nhuận cao cần sự cân bằng nhất định giữa các mục tiêu nêu trên. Tức là hoạt động quản lý sản xuất hiện tại phải nhất quán với hoạt động kinh doanh và chính là thứ sẽ kết nối với lợi ích với doanh nghiệp.


Thực hiện: Bùi Linh

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan