Hệ thống sạc không dây 40 điện thoại một lúc

※Ảnh phòng nghiên cứu về hệ thống sạc không dây tại KAIST (Nguồn: KAIST)

Các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa Học và Công Nghệ Tiên Tiến Hàn Quốc (Korea Advanced Institute of Science and Technology- KAIST) , đã phát triển một hệ thống sạc không dây có thể cùng lúc sạc đến 40 điện thoại smartphone ở khoảng cách xa 5 mét. Một hệ thống sạc không dây không còn là điều gì quá lạ lẫm ở thế giới hiện đại, thậm chí có nơi khoảng cách sạc đã được nâng lên tới 9 mét. Thế nhưng hệ thống của KAIST có thể truyền năng lượng đến rất nhiều thiết bị trong phạm vi hoạt động của nó, và không chỉ giới hạn ở điện thoại. Theo các nhà nghiên cứu tuyên bố, hệ thống có thể cung cấp năng lượng đủ cho các thiết bị lớn như quạt, tivi và máy tính cùng một lúc.

Được gọi với tên Dipole Coil Resonant System (DCRS- tạm dịch: hệ thống cuộn dây lưỡng cực cộng hưởng), công nghệ này sử dụng từ trường để truyền năng lượng. Tiền thân của nó chính là hệ thống Coupled Magnetic Resonance System (CMRS- tạm dịch: hệ thống cộng hưởng từ kết hợp) được giới thiệu bởi các nhà nghiên cứu tại MIT vào năm 2007. Thiết kế của DCRS đã giúp giải quyết một số vấn đề cơ bản của CMRS khiến nó khó có thể thương mại hóa được như: kết cấu cuộn dây phức tạp với bốn cuộn dây, kích thước cồng kềnh và hiệu suất truyền năng lượng thấp.

Cấu trúc cuộn dây của DCRS gồm hai cuộn dây từ trường lưỡng cực. Cuộn dây chính (primary) sẽ tạo ra từ trường, còn cuộn thứ cấp sẽ thu năng lượng điện. Với kích thước gọn và dễ dàng điều chỉnh kích cỡ, hệ thống có thể cung cấp đến 209W điện với tần số 20kHz.

dcrs-1(KAIST)
Cấu trúc hai cuộn dây của hệ thống (Nguồn: KAIST)
ed_news_3_1398043307(KAIST)
Kết quả tiến hành mô phỏng các đường sức từ của hệ thống trên máy tính (Nguồn: KAIST)

 

Ông Chun T. Rim, một giáo sư về Kỹ Thuật Lượng Tử& Nguyên Tử tại KAIST cho biết “ Với DCRS, một chiếc TV LED cỡ lớn hoặc ba chiếc quạt 40W có thể được cung cấp năng lượng ở khoảng cách 5 mét.”

Ở khoảng cách ngắn hơn, hệ thống có thể cung cấp nhiều năng lượng hơn, cụ thể: 471W ở khoảng cách 4m, 1403W ở khoảng cách 3m.

Cũng trong đầu năm nay, nhóm nghiên cứu của giáo sư Rim đã thành công trong việc truyền điện năng 10W từ khoảng cách xa 7m đến các trang thiết bị bên trong một nhà máy nguyên tử. Đây cũng là một phần trong dự án nghiên cứu hợp tác với công ty Điện Nguyên Tử & Hydro Hàn Quốc, với mục tiêu cung cấp nguồn năng lượng tin cậy trong trường hợp xảy ra sự cố khẩn cấp như tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima Daiichi của Nhật Bản.

Kết quả nghiên cứu của nhóm đã được công bố trên số tháng ba của tạp chí IEEE Transactions on Power Electronics.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về công nghệ này trong clip dưới đây:

https://www.youtube.com/watch?v=R6UCwqjdpo0


Biên dịch: Trungmaster, theo Gizmag
Link công bố:

C. Park, S. Lee, G. Cho, C. Rim, “Innovative 5m-off-distance Inductive Power Transfer Systems with Optimally Shaped Dipole Coils”, IEEE Transactions on Power Electronics, Issue 99, 2014.


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan