10 câu truyện cổ đại và những sự kiện địa chất liên quan (phần 1/2)

Con tàu Noah (Nguồn:Wikipedia)

Các câu truyện thần thoại đã nuôi dưỡng tâm hồn và trí tưởng tượng của nhân loại hàng nghìn năm. Phần lớn những câu truyện ấy chỉ đơn thuần là những thứ được mọi người truyền miệng nhau qua nhiều thế hệ. Nhưng một số truyện lại có gốc rễ liên quan mật thiết với những sự kiện địa chất có thực trong quá khứ, cung cấp lời cảnh báo cho những nguy hiềm tiềm ẩn và thể hiện lòng tôn thờ của nhân loại chúng ta đối với sự vĩ đại của hành tinh.

“Ẩn bên trong những câu truyện này chính là lời kể của những nhân chứng thực tế đã chứng kiến chúng”, nhà địa chất Patrick Nunn, thuộc đại học Sunside Coast tại Úc, cho biết.

Tuy không có cách nào biết được câu truyện hay những sự kiện địa chất có trước nhưng những câu truyện này đã cung cấp những chứng cứ trong quá khứ, giúp điền vào khoảng trống tri thức về những hiện tượng địa chất xa xưa.

Sau đây là 10 câu truyện cổ xưa vòng quanh thế giới và những sự kiện địa chất có khả năng đã truyền cảm hứng cho chúng:

1/Noah’s Ark

Một câu truyện luôn được lưu truyền giữa những người theo đạo thiên chúa, đạo Hồi và dân Do Thái. Khi Đức chúa quyết định huỷ diệt trái đất bằng một trận hồng thuỷ nhưng lại tha thứ cho Noah, và gia đình của ông. Nghe theo lệnh của chúa trời, Noah đã đóng một con tàu lớn rồi đưa lên tàu  những cặp đôi của mỗi loài động vật. Sau đó, chúa đã tạo ra một trận đại hồng thủy, khiến toàn trái đất ngâp nước, cuốn trôi mọi thứ trên đất liền. Chỉ có Noah cùng gia đình của ông và những cặp đôi động vật trên tàu vẫn sống sót và bắt đầu xây dựng lại cuộc sống.

Khoa học: Cùng một câu truyện về cơn lũ đã được kể trong nhiều nền văn hoá khác nhau, nhưng chắc chắn không thể có được một cơn hồng thuỷ với quy mô toàn cầu. Một trong những lý do đó là hoàn toàn không có đủ nước trên Trái Đất để phủ dầy toàn bộ diện tích đất liền. Nhưng theo ông Nuns thì đó đã có thể là một cơn sóng lớn ngập chìm một vùng đất nhất định tại Hy Lạp trong nhiều tuần. Một vài nhà địa chất học thâm chí tin rằng câu truyện Noah được truyền cảm hứng bởi một cơn lũ tàn khốc tại Biển Đen vào khoảng 5000 năm trước Công Nguyên.

Con người có khuynh hướng khuếch đại những ký ức của bản thân, biến một ký ức tệ thành một ký ức khủng khiếp. Và cơn đại hồng thuỷ toàn cầu cũng có thể đã trở thành lời giải thích cho một thứ gì đó tương tự như việc phát hiện ra hoá thạch vỏ sò ở miền núi. Đây chính là ý kiến của Adrienne Mayorm, một nhà sử học cổ đại tại đại học Standford. Ngày nay, chúng ta đã biết chính sự đứt gãy của các tầng địa chất chính là nguyên nhân khiến lớp đất đá từ thềm đại dương nâng lên cao thành vùng núi.

2/Nhà tiên tri tại Delphi

Vào thời Hy Lạp cổ đại, có một ngôi đền dành cho thần Apollo nằm trền sườn núi Parnassus thuộc thành phố Delphi. Tại đó có một căn phòng thiêng, nơi nữ tế tên Pythia sẽ hít vào những mùi hương ngọt ngào được toả ra từ vết nứt của những tảng đá. Những mùi hương ấy sẽ đưa bà vào một trạng thái lạ lùng, và khi đó bà có thể liên lạc được với thần Apollo, nói ra nhiều lời vô nghĩa. Một thầy tu sau đó sẽ chuyển những lời vô nghĩa ấy thành lời những sấm truyền.

Khoa học: Ngôi đền này có thật và các nhà khoa học đã phát hiện hai vết nứt địa chất ở phía dưới khu di tích. Chất khí có thể đã toả ra từ những vết nứt này khi nhà tiên tri đang thực hiện lời sấm. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu hiện vẫn đang tranh cãi về thành phần của hỗn hợp khí gây hưng phấn. Hiện đang có các giả thuyết bao gồm khí ethylene, benzene hoặc một hỗn hợp khí carbon dioxide và methane.

3/Atlantis

Plato, nhà triết gia hy lạp cổ đại, đã viết về một nền văn minh được gọi là Atlantis. Nền văn minh này được sáng lập bởi một giống loài người nửa thần nửa người. Họ sống trong một thế giới lý tưởng có sức mạnh thuỷ quân đáng sợ. Nhưng quê hương của họ, được mô tả như dãy các hòn đảo mang hình dáng của nhiều đường tròn đồng tâm, đã bị phá huỷ hoàn toàn trong một thảm hoạ.

Khoa học: Atlantis có lẽ không tồn tại trên thực tế, nhưng vẫn có khả năng một nền văn hoá trên đảo có thật đã truyền cảm hứng cho câu chuyện. Một trong những ứng cử viên chính là Santorini tại Hy Lạp. Santorini hiện nay là một quần đảo nhưng nghìn năm trước lại chỉ là một đảo cùng một ngọn núi lửa tên Thera. Vào khoảng 3500 năm về trước, có một vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong lịch sử nhân loại, phá huỷ toàn bộ đảo, gây nên nhiều vụ sóng thần và thải ra hàng tấn khí sulfur dioxide vào bầu khí quyển khiến thời tiết mùa hè cũng trở nên lạnh, ẩm ướt. Hoàn cảnh ấy đã phá hỏng hoàn toàn mùa vụ của vùng và được cho rằng chính là lý do dẫn đến sự suy thoái của người Minoan, dân tộc đã chiếm đóng hầu như toàn Địa Trung Hải.

Thành phố Helike tại Hy lạp cũng có thể đã trở thành nguồn cảm hứng cho truyền thuyết Atlantis. Thành phố cổ xưa này đã biến mất khỏi bản đồ vì một trận động đất đi kèm sóng thần vào tháng 12 năm 373 trước Công Nguyên.

4/Pele, nữ thần của Kilauea

Những ngọn núi lửa tại Hawaii có thể đã tạo cảm hứng cho câu truyện về nữ thần Pele(Nguồn:Flickr user Greg Bishop)

Pele đến Hawaii cùng những người chị em và thân thích. Cô bắt đầu dừng chân tại Kauai, tại đấy cô đã gặp một người đàn ông tên Lohi’au. Nhưng cô không ở lại đây lâu vì vùng đất không đủ nóng theo ý thích bản thân. Cuối cùng, cô đã quyết định cư trú tại vùng núi lửa tại Kilaluea, hòn đảo lớn khác của Hawaii. Sau đó cô yêu cầu người em Hi`aka trở lại báo cho Lohi`au. Đổi lại, Hi`aka yêu cầu người chị không được phá huỷ khu rừng yêu quý của cô. Hi`aka được cho 40 ngày để hoàn thành nhiệm vụ nhưng đã không trở về đúng hạn. Pele, vì cho rằng Hi’iaka and Lohi’au đã ngoại tình với nhau, trong cơn tức giận đã phóng lửa đốt trụi khu rừng. Sau khi Hi’iaka biết được, cô đã cố tình làm tình với Lohi’au dưới sự chứng kiến của Pele. Vì thế, Pele đã giết Lohi’au và ném xác vào vùng núi lửa nơi cô sống. Hi’iaka đã đào bới điên cuông để tìm lại xác của tình nhân, đất đá bay khắp trời trong lúc cô đào sâu hơn vào lòng đất. Cuối cùng, cô đã tìm được xác của Lohi’au và họ đã được ở bên nhau.

Khoa học: Câu truyện có vẻ giống một vở nhạc kịch này thực thế đã miêu tả hoạt động núi lửa tại vùng Kilauea. Khu rừng cháy có thể do dòng nhung nham chảy xuống, có lẽ là đợt dung nham lớn nhất mà vùng đảo này đã hứng chịu kể từ khi người Polynesian dừng chân tại đây. Dung nham chảy liên tục trong vòng 60 năm tại thế kỉ 15, bao phủ 430 km vuông trên đảo.

(Còn tiếp)


Người dịch:Trịnh Trần Khánh Duy

Theo Smithsonian

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “10 câu truyện cổ đại và những sự kiện địa chất liên quan (phần 1/2)”

  1. […] chất có liên quan đến các câu truyện thần thoại(bạn nào chưa xem có thể vào đây để theo dõi). Tiếp theo đây là phần còn lại của những câu truyện kỳ ảo xen […]

Comments are closed.