Làm sao để chuẩn bị bản thân cho những cơ hội lớn

Có mơ ước lớn lao là điều rất tốt, nhưng nếu bạn muốn chuẩn bị bản thân khi cơ hội gõ cửa thì cần phải tự hỏi bản thân 5 câu hỏi sau đây.

Người ta thường sống trong những mong chờ đầy hy vọng, mơ ước rằng cơ hội lớn sẽ đến với họ. Hoặc là một nhãn hàng nổi tiếng muốn làm đối tác, một cuộc gọi từ show truyền hình Today. Mọi người đều vẽ lên phần thưởng, sự công nhận và niềm hưng phấn adrenaline (tên một loại hormone mà cơ thể tiết ra khi bị căng thẳng hoặc hưng phấn) có từ thử thách. Nhưng khi thật nhiều cơ hội lớn tới nơi, họ lại thất bại chỉ vì đã không chuẩn bị.

Quả thật là tức cười. Tại sao lại theo đuổi cơ hội mà không chuẩn bị gì trong thực tế? Hay có lẽ bởi vì bạn không thực sự tin rằng nó có thể thành hiện thực? Đó là cái cớ tệ hại nhất mà bạn có thể nghĩ ra khi thất bại. Khi cơ hội lớn tới mà bạn không thể nhận ra hay xoay xở được, bạn sẽ làm mọi người thất vọng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín bản thân. Và có khả năng là cơ hội sẽ không đến lần thứ hai.

Điều duy nhất tệ hơn việc cơ hội không đến chính là làm hỏng việc với lý do hoàn toàn không đáng có. Vì thế hãy chuản bị bản thân bằng những câu hỏi sau.

1/ Bạn đã có cơ sở vật chất/tài nguyên hay chưa?

Nhiều người mơ ước đến việc có được một vị trí trong chương trình TV lớn hay một bài báo lan truyền nhanh, để giúp họ lập tức nổi tiếng. Nghe thì có vẻ rất hay nhưng thực tế thì kết quả có thể trở nên quá mức, gây nhiều hậu quả chẳng hạn như trang web của bạn sẽ bị đứng, hay cơ sở của bạn không thể đáp ứng được lượng khách hàng. Nếu bạn đang cố gắng làm việc lớn thì cần thiết phải đảm bảo có đầy đủ dụng cụ để hoàn thành việc ấy. Có nghĩa là phải chuẩn bị nhân sự và tiến trình giúp sức cho cơ hội ấy. Tất nhiên là bạn không cần làm hết mọi thứ, người cộng tác và đối tác làm ăn sẽ chống đỡ hộ giúp bạn có thêm thời gian để phát triển đuổi kịp nhu cầu. Hãy tiết kiệm một khoản tiền để khi có một đơn đặt hàng lớn thì bạn sẽ có đủ vốn để phát triển.

2/Bạn có kỹ năng cần thiết không?

Không gì tệ hơn là đánh giả quá cao trí tuệ, kinh nghiệm hay khả năng của bản thân để rồi khi cơ hội tới thì bản thân trở nên vô dụng. Trước khi theo đuổi cơ hội lớn, hãy tự đánh giá lại bản thân. Phải thật sự trung thực và nghiêm khắc đáng giá về độ sẵn sàng của bạn. Cân nhắc xem bạn đã có đủ kỹ năng và kiến thức để đem lại kết quả tốt chưa. Trong trường hợp bạn không có đủ, thì cần phải chọn lựa giữa việc bỏ qua cơ hội hay tìm ra cách cần thiết để phát triễn những kỹ năng còn thiếu.

3/ Bạn có đủ thời gian không?

Nếu có quá nhiều chuyện chen ngang thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thành công của bạn. Sự tập trung và công sức của bạn sẽ hoàn toàn không hiệu quả nếu bị chia ra nhiều nơi. Hãy tự hỏi bạn có sẵn lòng bỏ qua mọi hoạt động khác để dành cho cơ hội này không? Thậm chí bạn còn phải từ bỏ nhiều thú vui, cũng như giảm bớt một số mối quan hệ để dành chỗ trống cho cơ hội ấy.

4/Bạn đã có một đội ngũ chưa?

Cơ hội lớn cần có sự trợ giúp. Với tư cách là người lãnh đạo, bạn cần đánh giá mức độ chuẩn bị của mỗi thành viên. Họ cần phải đồng lòng trong việc này và thật sự mong chờ. Tuy không cần mọi người hưng phấn quá sớm nhưng bạn cần thống nhất khiến mọi người tạm thời dừng việc đang làm mà đặt cược vào cơ hội sắp tới. Đảm bảo rằng bạn cung cấp cho họ đầy đủ điều kiện huấn luyện, tăng niềm tin vào khả năng của bản thân họ.

5/ Bạn có đủ quyết tâm không?

Tâm trí của bạn phải thật sự ở trong cuộc chơi nếu muốn tận dụng triệt để khi cơ hội tới. Rất nhiều cơ hội có vẻ vô cùng hấp đẫn nhưng chỉ đến khi bạn nhận ra đầy đủ những yêu cầu khắc nghiệt của chúng. Hãy tìm hiểu thật kỹ cơ hội có ý nghĩa như thế nào. Một ví dụ của cá nhân chính là chương trình radio mới của tôi. Tôi hiểu rằng khi hy sinh mọi ngày thứ Bảy đồng nghĩa với việc sẽ không được du lịch xa trong vòng ít nhất một năm. Hãy quyết định thứ mà bạn thật sự muốn từ bỏ để biến ước mơ thành hiện thực.

Theo Inc

Người dịch: Trịnh trần Khánh Duy

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan