Déjà vu là một hiện tượng hiếm nhưng bạn sẽ biết khi nó xảy ra. Chẳng han như khi bạn bước vào một thành phố mới lần đâu tiên, một thứ gì đó quen thuộc xuất hiện trong tâm trí khiến bạn phải dừng lại tự hỏi một lúc rằng phải chăng mình đã đến đây trước kia nhưng thực tế không phải thế. Tại sao lại như vậy?
Không ai chắc chắn điều gì đã xảy ra. Nguồn gốc của từ Déjà vu (tiếng pháp, “đã thấy”) có nghĩa là cảm thấy quen thuộc với thứ gì đó hoàn toàn mới. Hiện tượng này rất khó nghiên cứu vì phần lớn mọi người lúc cảm thấy hiện tường này hoàn toàn không phải lúc bị gắn một đống dây nhợ cảm ứng bởi các nhà nghiên cứu.
Tuy vậy, các nhà khoa học vẫn luôn tìm kiếm câu trả lời: một bản miêu tả trải nghiệm Déjà vu của bệnh nhân mắc chứng epilepsy xuất hiện đầu những năm 1988. Những bệnh nhân mắc chứng bệnh này thường xuyên cảm thấy hiện tượng Déjà vu hơn người bình thường. Nghiên cứu được thực hiện trên những người bệnh nhân này cho thấy rằng cảm giác của họ về deja vu có liên quan đến sự tác động vào thuỳ thái dương, phần não liên quan đến cảm ứng, ngôn từ và điều hành trí nhớ.
Trong quá trình tác động, nơ-ron bị nhầm lẫn và gửi tín hiệu sai lầm đến các phần khác nhau của cơ thể. Đối với những bệnh nhân đó, dejavu là kết quả của việc các dây thân kinh của họ ngáng đường nhau. Sau khi một vài bệnh nhân trải qua phẫu thuật não để ngăn chặn những tác động này, họ tỉnh lại mà không còn phải chịu hiện tượng này nữa.
Một số nhà khoa học dự đoán rằng một số nơ-ron tương tự cũng có thể nhầm lẫn như một lỗi sai sót nhỏ trong hệ thống, điều này cũng dẫn tới nguyên nhân khiến một bộ não khoẻ mạnh trải nghiệm cảm giác thân quen mà không hề có bất cứ lý do nào cả.
Giả thuyết thứ hai cũng liên quan đến một lỗi khác của bộ não. Lần này, vấn đề lại ở trí nhớ của chúng ta, Ane Cleary, một giáo sư thần kinh tại đại học State Colorado. Bộ não có khả năng đã thất bại trong việc cố nhớ lại một trải nghiệm tương tự đã xảy ra trong quá khứ. Ví dụ dễ hiểu như sau: hãy tưởng tượng bạn đến Paris lần đầu tiên và bạn thử đến thăm Lourve, ánh mắt của bạn nhìn thấy tháp thuỷ tinh khổng lồ tong sân chính của viện bảo tàng, đột nhiên, một cảm giác lạ lùng xuất hiện.Trong lúc này, bộ não đã không thể tìm lại được ký ức có thể giải thích cho cảm giác này: vài tháng trước, bạn đã xem bộ phim Mật Mã Da Vinci, có môt cảnh chiếu tháp Lourve. Giáo sư Cleary cho biết:”Với sự thiếu vắng trải nghiệm gợi nhớ cụ thể, bạn chỉ còn có cảm giác quen thuộc với tình huống gặp phải.
Giáo sự Cleary cho rằng cảm giác quen thuộc này là kết quả khả năng nhớ cấu trúc không gian cảnh vật xung quanh của con người. Để kiểm chứng giả thiết này, cô đã thiết lập nên một thí nghiệm về dèjavu trong phòng thí nghiệm. Bằng cách sử dụng trò chơi giả lập The Sims, cô và đội ngũ xây dựng nên 2 cảnh khác nhau về bản chất nhưng lại có cách bố trí giống nhau. Cảnh thứ nhất là một sân vườn có đặc trưng là có chậu cây chính giữa và xung quanh là rất nhiều cây được xếp thành hình tròn, cảnh thứ hai thay chậu cây bằng một bức tưởng và cây xếp hình tròn được thay bằng một tấm thảm tròn.
Khi người tham gia thí nghiệm bước vào căn phòng thứ hai, họ báo cáo rằng có xuật hiện cảm giác deja vu nhưng không thể liên hệ với căn phòng đầu tiên.
Vẫn còn một lời giải thích nữa dành cho hiện tượng deja vu. Quay trở lại năm 1928, khi nhà tâm lý học Edward Stichener miêu ra cảm giác này bằng cách sử dụng ví dụ khi băng ngang qua đường. Khi chúng ta bắt đầu băng ngang qua đường, theo bản năng chúng ta nhìn sang bên trái nhưng lại có thứ gì đó khiến ta chú ý ở phía bên phải va quay về phía đó. Khi ta lại quay về phía bên trái thì lại có một cảm giác gì đó quen thuộc bởi vì trong trường hợp này ta đã thực sự thấy cảnh này từ trước.
Trong nhiều trường hơp, người trải nghiệm deja vu không thể nói được chính xác tại sao điều đó lại xảy ra. Cũng giống như khi ta biết tên của diễn viên trong phim đó nhưng lại không thể nhớ ra được. Giáo sư Cleary nói:” Ngay cả khi bộ não không thể lấy ra được, trí nhớ vẫn có cách để thông báo cho chúng ta rằng có một sự liên quan ở đó, rằng chắc hẳn có thứ gì đó chúng ta nên tiếp tục tìm kiếm”.
Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy
Theo Smithsonian
Có giả thuyết khác cho rằng trường hợp dejavu (nếu ko liên quan đến trí nhớ cụ thể) thì còn có thể xảy ra do hình ảnh được tiếp nhận vào 2 mắt có độ trễ. Nói 1 cách dễ hiểu là cảm giác quen thuộc xuất hiện do mắt trái (hoặc mắt phải) đã tiếp nhận hình ảnh trước rồi mới đến con mắt còn lại