Toyota (phần 2): Tăng trưởng chậm, Nhật thực sự khủng hoảng

Tiếp nối phần trước, trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về hoàn cảnh kinh tế chính trị trong thời điểm phương thức sản xuất Toyota được hình thành.

Tăng trưởng chậm, thực sự khủng hoảng

Phải nói là “nhờ” cuộc khủng hoàn dầu mỏ, mà chúng tôi đã đón nhận những cụm từ như: “tăng trưởng ổn định”, “tăng trưởng chậm” đang dần dần lan rộng và được xã hội bình tĩnh đón nhận.Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng nhanh trước đó, tình hình kinh tế tuân theo biểu đồ hình sóng là khoảng 2, 3 năm kinh tế đi lên và nửa năm kinh tế đi xuống. Cũng có khi 3 năm liên tiếp đều là tình hình kinh tế đi lên. Còn “tăng trưởng chậm”, thì lại theo chu kỳ có phần phức tạp hơn.

Ngành sản xuất ô tô nói riêng và ngành công nghiệp Nhật Bản nói chung, vào thời điểm đó đã quen với việc làm ra bao nhiêu là sẽ bán hết bấy nhiêu. Do vậy, tâm trạng của rất nhiều nhà kinh doanh có khuynh hướng nhiễm theo hàm số về lượng. Trong ngành sản xuất ô tô vẫn thường xuyên lưu truyền thuật ngữ “đường cong Maxy-Silverstone”. Rằng việc giảm giá thành thì có giới hạn, nhưng nếu tăng lượng sản xuất thì giá thành ô tô cũng tỷ lệ mà giảm theo rất nhiều. Nguyên lý này của hiệu quả lượng sản đã được thực chứng trong thời kỳ tăng trưởng nhanh và đã khắc sâu trong con tim của mọi người có liên quan đến ngành sản xuất ô tô.

emiliani_0904_2(superfactory)
biểu đồ mô tả đường cong Maxy-Silverstone. Với trục dọc là chi phí trên một đơn vị, trục ngang là lượng sản xuất một năm – đơn vị ngàn chiếc (nguồn: superfactory)

Tuy nhiên, trong thời kỳ tăng trưởng chậm như hiện nay, những lợi điểm của hiệu quả lượng sản (sản xuất với số lượng lớn), như suy nghĩ “càng nhiều càng tốt”, phải được loại bỏ ngay trước khi nó có những hiệu quả ngược. Phương thức sản xuất chỉ nhắm đến hiệu quả sao cho lô hàng xuất ra càng lớn càng tốt, ví dụ như chuyển động dập khuôn (là phương thức sử dụng cùng một khuôn đúc trong một đơn vị thời gian sao dập liên tục được nhiều lần nhất) đã không còn thông dụng nữa. Không đúng, không những trở nên không thông dụng nữa mà phải nhận thức rằng chính những phương thức đó đã gây ra rất nhiều lãng phí.

Đuổi theo Mỹ

Tôi không nói bắt chước theo Mỹ toàn bộ là sai lầm. Bản thân tôi đã học được rất nhiều từ cường quốc xe ô tô Mỹ. Từ QC (quality control-quản lý chất lượng) cho tới TQC (total quality control– quản lý chất lượng tổng hợp), nước Mỹ là cái nôi của rất nhiều kỹ thuật quản lý kinh doanh và quản lý sản xuất rất tuyệt vời và nhờ vào việc du nhập những kỹ thuật đó mà Nhật Bản đã thu được nhiều thành tựu. IE (industrial engineering) cũng là một trong số đó. Tuy nhiên những kỹ thuật đó nói cho cùng thì chỉ dành riêng cho nước Mỹ, có nghĩa là người Nhật nếu không cố sức tận dụng thành quả mà người Mỹ đã nỗ lực để phát triển thì theo tôi nghĩ cũng không thể thành công.

a03_08_1_1_2
Mẫu xe đầu tiên được Toyota sản xuất từ năm 1936 cho đến tận năm 1943, tên gọi AA. Mẫu xe này vẫn mang nặng kiểu dáng và động cơ ảnh hưởng từ hãng xe Ford lừng danh của Mỹ. (Nguồn: Toyota)

Ngày 15/8/1945, là ngày nước Nhật bại trận, cũng là lúc khởi đầu một xuất phát mới. Ông Toyoda Kiichirou(1894-1952), nguyên tổng giám đốc công ty Toyota lúc bấy giờ, đã nói rằng: “ Nếu trong 3 năm mà không đuổi kịp Mỹ thì ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản không đứng vững được”. Để điều đó có thể xảy ra thì chúng ta bắt buộc phải biết về Mỹ, phải học theo nước Mỹ.

Vào khoảng năm 1945, lúc đó tôi đang làm cho công trường kéo sợi của công ty dệt Toyoda, và từ một người bạn tôi nghe được rằng năng suất sản xuất của ngành công nghiệp Nhật Bản chỉ bằng một phần chín so với Mỹ. Ban đầu, người đó đi sang Đức và nói rằng ở đó sản xuất gấp 3 lần ở Nhật. Từ Đức sang đến Mỹ lại nói rằng Đức chỉ bằng một phần ba Mỹ. Cho nên điều đó có nghĩa Nhật chỉ bằng một phần chín Mỹ, tức phần việc của một người Mỹ cần tới chín người Nhật để hoàn thành. Theo tôi nhớ thì tôi đã vô cùng kinh ngạc khi nghe chuyện này. Còn vào năm 1945, khi quân chiếm đóng sắp tiến vào đất liền, thì tổng tư lệnh Mac Arthur đã phát biểu rằng năng suất sản xuất của Nhật bằng một phần tám so với Mỹ. Dựa vào đó tôi ước chừng rằng có nghĩa là từ một phần chín trong chiến tranh có lẽ đã tăng lên một phần tám. Thế mà theo tổng giám đốc Toyoda Kiichiro thì trong 3 năm phải đuổi kịp Mỹ. Chỉ vỏn vẹn 3 năm mà phải tăng năng suất lên 8, 9 lần chẳng phải là điều không tưởng sao? Chẳng phải có nghĩa là bắt 10 người phải hoàn thành phần việc của 100 người sao. Nói cho cùng thì một phần tám hay một phần chín cũng chỉ là giá trị bình quân thôi, nếu chỉ so với ngành công nghiệp sản xuất ô tô đã quá phát triển ở Mỹ thì có lẽ không chỉ đơn thuần là một phần tám. Thế nhưng không có nghĩa là người Mỹ bỏ ra công sức gấp mười lần mà chắc chắn người Nhật đã lãng phí sức lực ở một khâu nào đó. Chỉ cần loại bỏ những hao phí đó thì năng suất sẽ tăng gấp 10 lần, đó chính là xuất phát điểm của phương thức Toyota hiện nay.

Kỳ sau: Sự ra đời của hai trụ cột chính trong phương thức sản xuất Toyota


Theo phương thức sản xuất Toyota tác giả Ono Taiichi

Dịch bởi Trịnh Trần Khánh Duy


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan