Hiện tại, các công ty ngành chế tạo Nhật Bản cần gì? (phần 1)

Nhật Bản đã từng được biết đến như một trong những cường quốc hàng đầu về sản xuất, nhưng hiện tại lại đang bị các nước như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc và Hàn Quốc dần vượt qua. Tình trạng các công ty phải chịu sức cạnh tranh ngày càng khốc liệt, thậm chí còn có các công ty, xí nghiệp của Nhật Bản từng giữ vị trí hàng đầu trong cuộc cạnh tranh lại rớt hạng một cách thảm hại.

Các công ty Nhật Bản bị buộc phải đứng trong thế yếu

Nếu bạn là người thường xuyên quan tâm đọc bài đăng trên báo của chúng tôi (Nikkei Business) thì ắt hẳn phải nhàm tai về chủ đề các xí nghiệp Nhật Bản không đưa ra nổi những sản phẩm hay mô hình kinh doanh mang tính đột phá, kiểu như dịch vụ phân phối sản phẩm âm nhạc, phim ảnh của iTunes Store hay Smartphone Iphone của công ty Apple Mỹ.

smartphone
Thị phần các hãng điện thoại lớn hàng đầu không có mặt các công ty Nhật Bản. (Nguồn ảnh: DRAMeXchange)

Nếu nhìn ra thị trường toàn cầu, thì Châu Á đang nằm ở tốp đầu. Hàn Quốc đang sử dụng Reverse Engineering, bắt chước các tính năng và chất lượng sản phẩm của Nhật Bản, rồi chỉnh sửa lại cho phù hợp với nhu cầu thị trường của từng địa phương. Thông qua đó, họ có thể cho ra sản phẩm với một mức giá thấp và chất lượng cao bằng tốc độ gấp nhiều lần so với từ trước đến nay. Ở thị trường Smartphone, trong khi 2 sản phẩm hàng đầu là điện thoại GALAXY của Samsung Electronics và iPhone của Apple đang cạnh tranh rất khốc liệt để chiếm thị phần thì các sản phẩm của các nhà sản xuất trong nước hầu như không thu được tiếng tăm gì đáng kể. Ở Nhật Bản hầu như không thấy xe Hyundai, nhưng từ những năm 2000, công ty ô tô Hàn Quốc Hyundai Motor đã mở rộng thị phần của mình ra thị trường toàn cầu một cách đều đặn.

Ngoài ra, châu Âu cũng không chịu thua kém bằng cách thực hiện chiến lược tiêu chuẩn hóa và liên kết chặt chẽ về mặt kĩ thuật. Trong bối cảnh đó, chẳng hạn như công ty Volkswagen (VW) cuả Đức dùng chiến lược mô-đun hóa, xây dựng một hệ thống có thể sản xuất ra những chiếc xe có tính năng phù hợp với nhu cầu địa phương một cách một cách hiệu quả, nhanh chóng đã thu được những thành quả đáng kể trong kinh doanh.

Ngược lại, ngay cả ngành công nghiệp ô tô vốn được cho là ngành công nghiệp thế mạnh của Nhật Bản từ xưa tới nay cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh rất khốc liệt. Tuy công ty ô tô Toyota thu được kết quả kinh doanh khá tốt từ sau khi có chính sách phát triển kinh tế của ông Abe nhưng doanh thu thuần và lợi nhuận đạt được vẫn thấp hơn công ty Volkswagen (VW) với chiến lược mô-đun hóa đã được nêu ở trên. Do vậy, cũng không thể nói là Toyota đang kinh doanh thuận buồm xuôi gió hoàn toàn. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng cũng đang trong giai đoạn suy thoái, tới mức mà chúng ta có thể thường xuyên thấy các thông tin về tình hình kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệp này xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng.

oto
Ngành công nghiệp ô tô vốn được coi là ngành công nghiệp thế mạnh của Nhật cũng đang bị cạnh tranh rất khốc liệt. (Nguồn ảnh: Thesaigontimes)
Tại sao năng lực cạnh tranh bị giảm sút?

Theo báo cáo của các cơ quan chính phủ và các tổ chức nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến năng lực cạnh tranh của các công ty Nhật Bản giảm sút là do phản ứng chậm trễ trong cả 2 mặt chính sách công nghiệp và quản lý doanh nghiệp để phù hợp với sự biến đổi của thị trường toàn cầu và thay đổi trong cơ cấu nền kinh tế quốc tế.

Đối với bất kì thị trường tiêu thụ nào, yếu tố chất lượng tốt và tính.năng cao của sản phẩm là 2 yếu tố không thể thiếu. Cách phát triển sản phẩm sử dụng nhiều thời gian nghiên cứu với tiêu chí đặt 2 yếu tố này lên hàng đầu vốn là điểm mạnh của các công ty sản xuất Nhật Bản. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, để đáp ứng với sự đa dạng của thị trường, việc phát triển các sản phẩm mới đòi hỏi sự đa dạng hóa về sản phẩm và đồng thời với đó thời gian phát triển sản phẩm cũng cần thiết phải rút ngắn lại thì cách làm truyền thống của các công ty Nhật Bản lại tỏ ra kém hiệu quả. Trong khi các đối thủ cạnh tranh chú trọng vào chiến lược tăng tốc độ và hiệu quả sản xuất thì đương nhiên các công ty Nhật Bản vốn chú trọng tới việc cung ứng sản phẩm có tính năng cao, có chất lượng tốt sẽ không bắt kịp về mặt tốc độ và giá thành cũng là điều dễ hiểu. Đó có thể là các nguyên nhân làm khả năng cạnh tranh của các công ty Nhật Bản bị giảm trong thời gian qua.

Để tồn tại phải “Phát triển cân bằng bởi tiến hóa”

Trong cạnh tranh toàn cầu, ngành chế tạo của Nhật Bản muốn tồn tại và dẫn đầu thế giới một lần nữa thì cần phải làm gì?

Sẽ là không đủ nếu chỉ bắt chước đuổi theo các chiến lược chú trọng vào tăng tốc độ và hiệu suất để cạnh tranh. Ở điểm WHAT – chế tạo ra cái gì, cần phải lên kế hoạch về những sản phẩm có sức hấp dẫn cao, đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Về phần HOW – làm như thế nào, thì đương nhiên phải tăng hiệu suất cũng như tốc độ dựa vào chiến lược mô-đun hóa. Tuy nhiên, làm song song các chiến lược trên, cũng cần phải phát triển ra các sản phẩm mang tính đột phá – vốn là thế mạnh của Nhật Bản để tạo ra sự khác biệt và vượt trội so với các nước khác.

Yêu cầu những gì ở các kỹ sư?

Mặt khác, dù cách thức tiến hành phát triển có thay đổi tốt hơn nhưng nếu những người kĩ sư vẫn không thay đổi nhận thức thì chắc chắn sẽ không thu được hiệu quả như mong muốn. Điều cần thiết ở các kỹ sư khi phát triển cân bằng là vừa nâng cao kĩ thuật chuyên môn và vừa tạo dựng được mối quan hệ thân thiết, tương hỗ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong cùng một bộ phận, trong cùng một công ty. Hơn thế, việc mỗi người kĩ sư không chỉ quan tâm đến riêng lĩnh vực mình phụ trách mà còn tích cực suy nghĩ, đóng góp ý kiến, nghiên cứu tới những mảng khác cũng là một điều rất quan trọng. Nếu các kĩ sư lười và bỏ qua những điều này, sẽ có thể gây ra các vấn đề như đánh giá, kiểm tra sót hoặc không giải quyết được vấn đề một cách tối ưu nhất.

Tuy nhiên, hiện nay trong nhiều công ty Nhật Bản, do có sự phân mảng công việc rõ ràng nên vô hình dung tạo ra môi trường mà mỗi nhân viên có xu hướng chỉ quan tâm tới trách nhiệm của công việc mình đảm nhiệm. Ngoài ra, với sự phát triển của Internet, các trang mạng xã hội mà các kĩ sư trẻ có thể dễ dàng tìm thấy những người bạn có cùng sở thích với mình ở đó. Do vậy, có nhiều ý kiến phàn nàn cho rằng: “Những kĩ sư trẻ hiện nay không cố gắng tích cực giao tiếp, tiếp xúc với người ngoài khu vực sở thích của họ dẫn đến thông tin tiếp nhận được dễ bị thiên lệch và khó có thể có một cái nhìn tổng thể về các vấn đề khác”. Trong bối cảnh này, có thể nói rằng vấn đề quan trọng của các công ty Nhật Bản là làm thế nào đào tạo được các kĩ sư vừa có cái nhìn bao quát từ trên xuống vừa nâng cao kĩ năng của mình.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ giải thích làm thể nào để phát triển và đào tạo nhân lực ở cả hai mặt tốc độ và kĩ thuật cao mà các nước khác khó bắt kịp trong chiến lược “Phát triển cân bằng bởi tiến hóa”.


Người dịch: Nguyễn Văn Lực
Nguồn: Nikkeibp


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

6 thoughts on “Hiện tại, các công ty ngành chế tạo Nhật Bản cần gì? (phần 1)”

  1. Tin tức từ phía VN thường không rõ ràng nên bên mình cũng chưa có thông tin gì mới cả. Chúng mình sẽ cố gắng tìm hiểu thêm :D.

    –ad Trungmaster–

  2. t cũng có nghe về dự án này, nhưng đến thời điểm này thì hình như chưa có gì xảy ra cả. Các bạn có thông tin nào về dự án không?

  3. Chỉ đơn giản là gắn một chiếc cảm biến vào một vật có kết nối internet, thu thập thông tin và đưa ra những phản hồi giúp vật đó hoạt động hiệu quả nhất, tránh hỏng hóc hoặc tai nạn bạn à. Hạ tâng kĩ thuật ở Việt Nam ở một mức độ nào đó cũng đã bắt đầu áp dụng được rồi. Ví dụ như FPT bắt tay với Fujitsu để xây dựng nhà trồng rau thông minh. 🙂

  4. Cảm ơn bạn đã luôn ủng hộ, rồi mọi người cũng nhận ra giống bạn thôi ^^.

  5. Cảm ơn các anh luôn nhiệt tình đăng bài dù số like chưa được cao.

    Bọn em luôn theo dõi và ủng hộ các anh, vì một nền kỹ thuật Việt Nam tiên tiến hiện đại.

  6. Với một người không am hiểu nhiều về kỹ thuật và CNTT như tớ thì tớ hiểu IoT là gắn một cái cảm ứng vào mọi vật và quản lý nó bằng hệ thống kỹ thuật, thông tin. Liệu hiểu thế có đúng không? Và liệu với hạ tầng kỹ thuật như VN hiện nay thì chúng ta có thể làm được gì?

Comments are closed.