Chương trình nới lỏng định lượng (QE) tại Mỹ

Trong bài báo trước chúng tôi đã giới thiệu về định nghĩa QE, QE được sử dụng khi nào, ảnh hưởng và rủi ro của QE đến nền kinh tế. Để cụ thể hóa hơn về QE, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiều bài viết về chương trình nới lỏng định lượng tại Mỹ qua sự tổng hợp của tác giả Vũ Phương Thúy.

 Sơ lược về lịch sử QE tại Mỹ

Trong 5 năm gần đây, Mỹ đã 3 lần đưa ra gói nới lỏng định lượng.Với tình trạng kinh tế Mỹ đã hồi sức nhưng không mấy khởi sắc sau 2 cú QE (QE1 trong năm 2008 và QE2 năm 2010). Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày13/9/2013 đã tung ra gói nới lỏng tiền tệ (được gọi là QE3). Nhưng điểm bất ngờ lại nằm ở chỗ, gói nới lỏng lần này sẽ là không giới hạn – 1 sự thay đổi rất lớn và nó cho thấy nỗ lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế của nước Mỹ.

Với QE1 (1425 nghìn tỉ USD để mua các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) từ các ngân hàng thương mại, và các trái phiếu mà chính phủ tài trợ) thì đó là 1 chính sách chưa có tiền lệ trong việc phục hồi tăng trưởng và việc làm cho nước Mỹ bởi nền kinh tế lớn nhất thế giới không có lựa chọn nào trong các chính sách cũ khi mà nền kinh tế lâm đối mặt với suy thoái và tăng trưởng chậm trong 1 thời gian quá dài. Trong khi lãi suất đã được cắt xuống mức thấp nhất mọi thời đại, không thể cắt giảm thêm nữa. Thông qua cách thức này, tiền đã được bơm ra nền kinh tế giúp ngăn chặn suy thoái và kiềm chế tình trạng thất nghiệp gia tăng (vốn có lúc đã lên tới gần 2 con số).

Đến QE2 600 nghìn tỉ tiếp tục được bơm vào nền kinh tế Mỹ thông qua việc mua tài sản chính. QE3 không xác định giá trị tuyệt đối như QE2 (600 tỷ USD) mà tất cả đều được mở. Theo đó, Fed sẽ mua vào 40 tỷ USD tài sản mỗi tháng cho tới bao giờ “thị trường lao động được cải thiện 1 cách bền vững”. Lãi suất gần 0% được duy trì cho tới giữa 2015 (thay vì tới cuối 2014 như trước đó) và tiếp tục thực hiện chương trình hoán đổi trái phiếu. Tổng cộng, cả 2 chương trình này sẽ làm tăng lượng trái phiếu dài hạn Fed nắm giữ lên thêm 85 tỷ USD mỗi tháng.

qe3-noi-long-dinh-luong
Nguồn ảnh: vinacorp
●  Ảnh hưởng từ QE3 đến nền kinh tế Mỹ và thế giới

Sau QE3 thị trường chứng khoán Mỹ đã có những phản ứng tích cực. Thêm vào đó, đầu năm 2013, trong tháng 2 tỷ lệ thất nghiệp giảm từ mức 7.9% về 7.7% và 236000 việc làm đã được tạo ra. Tuy nhiên tháng 12 năm ngoái, Fed cho biết sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ và nâng lãi suất nếu tỷ lệ thất nghiệp hạ về mức 6.5%. Điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư với nỗi lo sợ rằng Fed có thể bắt đầu thắt chặt chính sách QE3 – động thái có thể khiến thanh khoản sụt giảm mạnh và chặn đứng đà phục hồi của chứng khoán Mỹ cũng như các thị trường toàn cầu.

Ngày 22 tháng 5, ban đại diện quỹ đã có những báo cáo rằng đề nghị giảm (QE3) các biện pháp nới lỏng tiền tệ. Ngày 20 tháng 6, ngay sau khi Fed thông báo đến cuối năm có thể giảm quy mô gói cứu trợ QE3, các nhà đầu tư đã cảm thấy bất an, bán tháo cổ phiếu, làm cho các chỉ số chủ lực tại thị trường chứng khoán New York giảm điểm khá mạnh. Đến phiên giao dịch cuối cùng trước khi đóng cửa, các chỉ số Dow Jones, Standard & Poor 500 và Nasdaq Composite lần lượt mất giá 1.35%, 1.4% và 1.1%. Trong một bước đi nhằm trấn an tâm lý vẫn còn lo ngại của giới đầu tư, ngày 17/7, người đứng đầu ngân hàng trung ương Mỹ cho biết chính quyền sẽ linh hoạt với kế hoạch thu hẹp dần quy mô gói cứu trợ thứ ba (QE3). Thông báo này ngay lập tức tác động vào thị trường chứng khoán Mỹ, làm tăng giá các chỉ số chủ lực.

Ngay sau phát biểu của chủ tịch Fed Bernanke, thị trường chứng khoán Mỹ đã có phản hồi tích cực. Các chỉ số chủ lực tại thị trường New York như Dow Jones, Nasdaq và Standard & Poor 500 đều lần lượt tăng nhẹ 0.12%, 0.32% và 0.27%. Có thể thấy trong vòng một tháng qua sau phát biểu lần trước của ông Bernanke, chỉ số Standard & Poor 500 đã mất giá tổng cộng gần 6%. Phát biểu trấn an ngày 17/7 của Chủ tịch Bernanke không chỉ có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư mà còn tạo ra một không gian vận động rộng lớn hơn xét dưới góc độ các chính sách tài chính. Nhiều khả năng, trong cuộc họp định kỳ của FOMC vào tháng Chín tới, Fed sẽ quyết định chính thức về thời điểm bắt đầu thu nhỏ quy mô gói cứu trợ thứ ba.

QE3 cũng có những ảnh hưởng đến các nước mới nổi đạt được tốc độ tăng trưởng cao như khối BRICS hay 1 số nước ở Đông Nam Á. Thực trạng cho thấy tốc độ phát triển kinh tế các nước này đang giảm sút. Đối với nền kinh tế của Trung Quốc, việc đầu tư quá mức vào trang thiết bị dẫn đến sự thiếu tính thanh khoản trong khả năng cung cấp vốn của nền kinh tế. Hơn nữa, nước này cũng đang gặp vấn đề về khoản nợ đáng kể mà chính quyền địa phương phải đối mặt. Lãi suất ngắn hạn tăng cao trong bối cảnh suy giảm dòng tiền và nợ xấu tăng mạnh.

Brazil xuất khẩu quặng sắt chậm chạp do suy thoái kinh tế ở Trung Quốc, gia tăng lạm phát và hoạt động kinh tế đang diễn ra 1 cách trì trệ. Ngoài ra còn có các tác động của nền kinh tế ở nước ngoài Ấn Độ đang suy giảm đáng kể. Năm 2013, cường quốc Nam Á chứng kiến một loạt vụ vỡ nợ lớn, làm sụt giảm niềm tin của các nhà đầu tư. Rất nhiều công ty nước này đã vay ngoại tệ và đang cảm thấy rủi ro lớn dần khi đồng rupee ngày một suy yếu. Bên cạnh đó là kinh tế giảm sút, cạnh tranh tại nhiều ngành công nghiệp (như hàng không và viễn thông) lớn và chi phí đầu vào quá cao. Ấn Độ rất có thể sẽ bị đánh tụt tín nhiệm. Việc này lại càng khiến chi phí đi vay của doanh nghiệp tăng cao và đẩy hàng loạt đến bờ vực phá sản.

Trước nỗi lo về việc giảm mức cung cấp thanh khoản bởi “cú sốc Bernanke’’, một phần của các quỹ đầu tư đã được đổ vào các thị trường mới nổi cho đến nay, đã bắt đầu chảy ra khỏi thị trường tài chính của các đất nước này. Bằng cách bán cổ phiếu, trái phiếu của các nước đang phát triển, các nhà đầu tư lớn đã quay trở lại Hoa Kỳ. Vì vậy, đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi có xu hướng ngày càng yếu đi. Hơn nữa, với 1 số nước theo chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết (theo đồng đô la) như Việt Nam, Indonesia, China, hay Hong Kong… thì những ảnh hưởng từ nền kinh tế Mỹ và đồng đô la càng lớn thông qua tỉ giá hối đoái, lượng dự trữ ngoại tệ.

QE3 đã có những ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế Mỹ đây cũng là 1 dấu hiệu tốt đối với nền kinh tế toàn cầu trong tình trạng kinh tế châu Âu và châu Á đang giảm sút.Với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thế giới, mỗi một thay đổi của Mỹ, các quyết định tiếp theo cua FED là những động thái được cả thế giới đang rất quan tâm và kỳ vọng.


Người viết bài: Vũ Phương Thúy

Tài liệu tham khảo: báo Economist, Daimond, trang tin Bloomberg, Retuer của Nhật


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan