Bí mật của các tổ ong nhân tạo hiện đại: không gian 1cm

Vào năm 1951, mục sư Lorenzo Lorraine Langstroth đã phát minh ra một loại tổ ong nhân tạo và chính thức đặt một bước ngoặt lớn cho nghề nuôi ong. Tất nhiên, hình mẫu tổ ong của Langstroth không phải là sản phẩm hoàn toàn do trí tưởng tượng của một người, mà được xây dựng trên nền tảng các phương pháp nuôi và thiết kế tổ ong đã được phát triển trong hàng thiên niên kỷ.

Nghề nuôi ong có thể được phát triển từ muộn nhất là vào thời Ai cập cổ đại, khi mà những người nuôi ong đầu tiên bắt đầu xây dựng những tổ ong nhân tạo bằng rơm và đất sét. Nếu bạn có vô tình tìm thấy một lọ mật ong trong hầm mộ, thì hãy cứ tự nhiên thò tay vào trong đó. Bởi vì mật ong có thể bảo quản rất lâu, thậm chí còn lâu hơn cả các xác ướp. Trong các thế kỷ sau, rất nhiều cách chế tạo tổ ong nhân tạo đã được phát triển, từ những chiếc giỏ rơm cho đến những hộp gỗ… Tuy nhiên, dù là hình mẫu nào thì chúng đều có một điểm chung, đó là: “Những lỗ tổ ong cố định” (fixed combs). Ở các dạng tổ ong như thế, ong thường sẽ bôi sáp thẳng lên trần và tường của tổ. Nhược điểm của chúng là các nhà nuôi ong khó có thể quan sát và điều tra các vấn đề như: bệnh tật trong tổ ong, tổ nào mất ong chúa, tổ nào đang thiếu thức ăn … Và việc lấy mật ong từ những tổ này cũng rất khó, nếu không muốn gây tổn hại đến không gian sinh sống và làm lũ ong nổi giận (chúng đốt khá đau đấy).

british_beekeeping_html_m69061e56(galwaybeekeeper)
Một loại tổ fixed-combs làm từ rơm và đất sét (Nguồn: Galwaybeekeeper)

Vào thế kỷ 18, nhà tự nhiên học người Thụy Sĩ Francois Huber đã phát triển một loại “tổ di động” hay tổ dạng “khung di động”, cho phép các khung gỗ chứa đầy mật ong có thể lật mở như những trang sách. Tuy vậy, phát minh này đã không được chấp nhận rộng rãi và hình mẫu tổ ong dạng hộp liền (như đã trinh bày bên trên) vẫn là sự lựa chọn phổ biến nhất của các nhà nuôi ong đến tận những năm 1850 ( với sự xuất hiện của Lorenzo Langstroth).

Huber-Hive
Mẫu tổ ong của Huber (Nguồn: Smithsonianmag)

Langstroth không phải là một người nuôi ong mang tính thương mại. Mục sư Lanstroth chỉ nuôi một đàn nhỏ chứ không phải cả một quần thể ong. Sau khi tốt nghiệp Yale vào năm 1832, chàng trai sinh tại Philadelphia Langstroth đã đến Massachusetts, trở thành một mục sư, và một vài năm sau thì thành hiệu trưởng của một trường nữ. Trong quãng thời gian này, ông đã coi việc nuôi ong như một phương pháp để giải tỏa những cơn trầm cảm nghiêm trọng. Bởi vì theo ông, chẳng có thứ gì thư giãn hơn những tiếng vo ve không dứt của các chú ong chăm chỉ.

Langstroth theo đuổi đam mê cá nhân với một sự tuân thủ chặt chẽ về phương pháp, tương ứng với trình độ học vấn và thần học của ông. Ông bắt đầu đọc sách về các nghiên cứu trước đó về việc nuôi ong và xây tổ theo thiết kế của Huber. Dần dần, ông tiến hành thí nghiệm với các phương pháp xây dựng khác nhau. Quá trình đó không chỉ dạy cho ông biết về cơ chế của nghề nuôi ong, mà còn hé lộ những điểm còn có thể phát triển, cải tiến của nghề này. Ông đã viết trong cuốn sách “ Langstroth với Tổ và Mật Ông: Hướng dẫn cho người nuôi ong” (tên gốc: Langstroth on the Hive and the Honey-Bê: A Bee Keeper’s Manual) như sau:

Kết quả của những nghiên cứu đó nằm thấp hơn hẳn những kỳ vọng của tôi. Tôi đã bị “thuyết phục” rằng không có cái tổ nào (trong số các nghiên cứu đó) thực sự thích hợp cho ứng dụng thực tế, trừ phi chúng cần thiết để trang bị hình thức bảo vệ đặc biệt chống lại thời tiết siêu nóng hoặc lạnh. Tôi đã xây dựng những tổ của mình với vật liệu gấp đôi, kèm theo một khoảng “không gian chết” (dead air) xung quanh”.

Khoảng “không gian chết” này- ngày nay được biết đến với thuật ngữ kiến trúc “không gian con ong” – đã đem lại những lợi ích rõ rệt. Langstroth phát hiện rằng, các chú ong sẽ không tạo mật ong trong không tạo mật trong khoảng không gian 1cm. Với không gian lớn hơn 1cm, chúng sẽ tạo mật, còn ở không gian nhỏ hơn 1cm thì chúng sẽ lấp đầy bằng sáp (propolis hoặc “bee glue”), một loại nhựa tổng hợp thành phần chính của tổ ong.

langstroth-hive
Thiết kế tổ ong của Langstroth (Nguồn: Google patient)

Tri thức về không gian của ong, kết hợp với hiểu biết lượm lặt từ hình mẫu tổ của Huber, đã thuyết phục Langstroth rằng “Với biện pháp phòng ngừa thích hợp, tổ ong/lỗ tổ ong có thể được tách ra mà không làm các con ong phát điên, và thậm chí các con ong còn có thể được thuần hóa ở mức độ đáng ngạc nhiên.” Từ đó, Langstroth đã thiết kế một hệ thống các khung có thể tháo rời, được treo lơ lửng trên đỉnh chiếc hộp và cách nhau một khoảng đúng 1cm. Các chú ong sẽ xây tổ trên từng khung riêng biệt, và cá khung này cũng không bị dính vào nhau hay dính vào hộp. Chúng có thể dễ dàng được tách ra, thay thế hoặc đưa đến các tổ khác mà không làm phiền đến các chú ong hay làm hỏng tổ/ lỗ tổ ong. Bằng cách sử dụng tổ ong theo thiết kế của Langstroth, việc nghiên cứu và chăm sóc ong đã trở nên dễ dàng hơn nhiều, và việc thu mật cũng vậy. Đây quả là một sự kiện lớn vào năm 1851 khi mà mật ong vẫn là nguyên liệu chính của đồ ăn ngọt.

Loại tổ này đã được sản xuất bởi một nhà sản xuất địa phương và Henry Bourquin– một đồng nghiệp đam mê ong, và bán trong nhiều năm. Trong một động thái tiếp thị, Langstroth đã mở đầu cuốn sách của ông về nghề nuôi ong với lời quảng cáo liệt kê khá nhiều lợi ích đến từ loại tổ của mình:

Các nhóm yếu, có thể được làm mạnh lên nhanh chóng bằng cách tiếp thêm mật hoặc các con trưởng thành từ nhóm khác mạnh hơn. Nhưng bầy không có ong chúa có thể được cứu cánh bằng việc tiếp nhận một ong chúa khác. Sự phá hoại đến từ các con sâu bướm có thể được đề phòng hiệu quả, và loại tổ này luôn sẵn sàng để kiếm tra bất cứ lúc nào (để loại bỏ những con sâu,… lẩn trốn vào trong tổ). Các bầy mới có thể được hình thành trong thời gian ngắn so với việc phát triển, chia tổ trong tự nhiên. Các tổ cũng có thể được sử dụng mà không cần chia tổ hoặc để điều chỉnh kế hoạch chia tổ. Mật ong dư thừa có thể được lấy từ phía trong của tổ, trên các khung một cách tiện lợi, đẹp và dễ bán. Các bầy có thể được dịch chuyển từ tổ này sang tổ khác an toàn vào mọi mùa trong năm, từ tháng Tư đến tháng Mười, với các thành phần của tổ như lỗ tổ ong, mật, ong con (nhộng) được bám dính an toàn trên khung.

Mặc dù đã được nhận bản quyền về thiết kế vào năm 1852, nhưng các nhà nuôi ong khác vẫn bắt đầu copy mô hình tổ của Langstroth. Và người mục sư, kiêm nhà nuôi ong đã dành hàng năm để đầu tranh nhưng không thành công. Đến cuối thế kỷ, mô hình tổ của Langstroth hoặc các hình sao chép của nó- đã trở thành loại tổ được yêu thích cho cả những người nuôi ong chuyên và không chuyên nghiệp. Và đến ngày nay, đây vẫn là loại tổ nhân tạo phổ biến nhất được sử dụng. Và điều thực sự đáng chú nhất đó là một phát minh công nghiệp, thứ mà trước kia chỉ là một đặc trưng thiết kế- những khung có thể tháo rời, thì nay đã trở thành một sản phẩm được yêu cầu bởi pháp luật trong phần lớn các bang của Mỹ (vì lý do nhân đạo).


Người dịch: Trungmaster, theo Smithsonianmag
Đăng ký bản quyền của Langstroth:

U.S. Patent No. 1,484, issued October 5, 1852


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan