10 lý do tại sao Tesla lại là “Thần” trong giới Khoa Học (phần 1/2)

※ Hình minh họa Tesla đang diễn thuyết (Nguồn: HowStuffWorks)

Người ta vẫn thường nói rằng “ Lịch sử được viết lên bởi người chiến thắng”.

Trong nhiều năm, các cuốn sách giáo khoa về khoa học thường đánh đồng “điện năng” và “ánh sáng với một người, Thomas Edison. Trong khi một thiên tài khác, người đã đi đầu trong các công nghệ điện năng mà thế giới hiện đại đang sử dụng, lại chỉ được nhắc đến rất khẽ trong lịch sử khoa học, kẹp giữa Edward TellerThales của Milestus.

Trước khi nhân loại bước sang thế kỷ 20, điện năng vẫn còn là một dấu hỏi lớn, đầy nghi vấn về các ứng dụng thực tế của nó trong đời sống. Nikola Tesla, chứ không phải là một ai khác, đã thay đổi điều đó. Thế nhưng, những nghiên cứu tiên phong của ông trong lĩnh vực điện chỉ là một phần nhỏ trong các sáng kiến khoa học kỹ thuật của ông, những thứ đã đưa ông đến tầm vóc của một “vị thần” trong khoa học.

Tesla không chỉ mở rộng và cách mạng hóa các nghiên cứu của những người đi trước. Ông còn đạt được những bước nhảy vọt so với những người cùng thời của ông. Nhưng, cũng như việc người ta cần nhiều thứ hơn là đột phá trong âm nhạc để cho ra đời Rock hay những vị “thần” của nhạc Rock. Đối với khoa học cũng vậy, chúng ta cần nhiều hơn những đột phá sáng tạo và máy móc để có thể thành một vị “thần” khoa học. Chúng tôi cho rằng, một hình mẫu như thế phải toát ra được những mặt hấp dẫn khác- những thứ như sự lập dị, tầm nhìn và khát khao chảy bỏng sống chết vì khoa học. Nikola Tesla chính là người như vậy.

Chúng ta hãy cũng đếm ngược 10 lý do tại sao Tesla lại là “thần” trong giới khoa học.

10. Ông đã thấy những tiềm năng

Trong giai đoạn mà tiền (dollar) là vua chúa, giai đoạn mà các nhà khoa học hay kỹ sư xây dựng lên “đế chế kinh doanh” của mình với một hoặc hai đột phá khoa học lận lưng, Tesla chưa bao giờ bị ảnh hưởng bởi điều đó. Ông chỉ tập trung vào nghiên cứu. Vì vậy, ông sở hữu khá nhiều các đột phá khoa học nhưng cũng (có khi) khá nghèo.

Trong khi các đối thủ cạnh tranh của ông trong “Trận Chiến Về Dòng Điện” –War of the Currents (trận chiến giữa 2 trường phái Tesla và Edison xem công nghệ điện năng của ai sẽ thống trị thế giới) xù lông nhím để bảo vệ sự độc quyền về điện năng. Khát khao muốn có các khoản hỗ trợ cho dự án lớn tiếp theo đã vượt xa chuyện bảo vệ bản quyền hay sáng chế của Tesla.

photo-full (kickstater)
War of The Currents – trận chiến kinh điển trong lịch sử khoa học giữa hai trường phái Nikola Tesla (AC) và Thomas Edison (DC) (Nguồn: Kickstarter)

Sự tập trung và tầm nhìn xa rộng của Tesla  đã gây thiệt hại cho các nhà sáng chế, nhưng cũng tương đương với những lợi ích mà chúng đem lại cho xã hội. Khác với Edison, ông không tích cực tích lũy danh tiếng với cộng đồng, sử dụng báo giới để công khai (hay chỉ trích ai) hoặc xây dựng vị thế kinh doanh. Dường như những nghiên cứu, việc làm của ông đã tiến sâu vào một cõi nào đó, nằm ngoài tầm với của những người cùng thời với ông. Nhưng cũng vì thế mà Tesla thường xuyên phải vật lộn để kiếm đầu tư cho các nghiên cứu của ông. Ví dụ, ông đã gợi ý về việc phát sóng tần số cao để phát hiện các tàu, tàu ngầm có vỏ làm bằng kim loại màu (không sắt- nonferrous) và không dẫn điện. Và Hải Quân đã đầu tư cho nghiên cứu của ông.

9. Tesla ước mơ lớn

Cũng như bất kỳ nhà-sáng-chế-đã-thay-đổi-thế-giới nào khác, Tesla là một người có tầm nhìn, và sự nghiệp của ông phát triển mượt mà nhất là khi ông có thể truyền tầm nhìn đó cho các nhà khoa học tiên phong khác. Vào năm 1893, dòng điện xoay chiều (AC) của ông đã đánh bại dòng điền một chiều (DC) của Edison trong việc thắp sáng đài tưởng niệm Triển Lãm Colombo của Thế Giới tại Chicago. Sự kiện này không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong “Trận Chiến Về Dòng Điện”, mà còn cho phép ông theo đuổi tham vọng lớn nhất đời mình, bao gồm cả ước mơ thuở thơ ấu đó là khai thác sức mạnh của dòng thác Niagara.

Mặc dù sau khi chiến thắng bản hợp đồng khai thác Niagara, phần lớn các nhà đầu tư vẫn còn hoài nghi về khả năng hoạt động của cỗ máy thủy điện của Tesla. Nhưng ông thì không. Khi cầu dao được dập xuống vào nửa đêm ngày 16/11/1896, ánh sáng đã lan tỏa ở Buffalo, NewYork (nơi cách đó đến 21 dặm ~34km). Chỉ trong vài năm, nhà máy điện đã được mở rộng phạm vi đến tận thành phố NewYork, cách xa khoảng 400 dặm~644km. Ước mơ của chàng trai trẻ Tesla đã thành hiện thực.

Tesla còn đề xuất về việc điều khiển, hoặc ít nhất là tương tác với thời tiết bằng điện năng. Ông đã hình dung đến những hệ thống truyền tải điện năng toàn cầu và cùng với nó, là thông tin- một phiên bản đầu tiên của hệ thống viễn thông không dây quốc tế. Nhà khoa học đã nói với nhà đầu tư J.P.Morgan rằng: “ Khi mạng không dây được áp dụng rộng rãi, Trái Đất sẽ thành một bộ não khổng lồ, và có thể tương tác với bất kỳ phần nào của chính nó”.

8. 2 từ: “Tia chết”

À, xin lỗi, có phải tôi vừa nói “tia chết” không? Ý tôi là “một chùm tia “hòa bình” có thể hạ gục máy bay từ khoảng cách hàng trăm dặm trên không và khiến các chiến sĩ bộ binh phải trải qua một ngày vô cùng, vô cùng tồi tệ.

Trong bối cảnh thế giới đang bị che phủ bởi đám mây đen của Thế Chiến Thứ 2, Tesla đã công bố rằng, ông đã có ý tưởng về một loại vũ khí “chùm tia hòa bình” mới, có thể đem lại một cái kết vĩnh viễn cho chiến tranh. Ông đã coi thiết bị của mình – mà ngày nay chúng ta biết đến như là thiết bị bắn chùm hạt tích điện (súng hồ quang?), như là một loại “Vạn Lý Trường Thành”, một thiết bị chống chiến tranh có thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Thế nhưng báo chí thì lại nhìn theo một cách khác, tiêu đề “Tesla, tuổi 78 và chùm tia chết mới” (nguyên gốc: Tesla, at 78, bares new ‘Death Beam’) đã xuất hiện trên trang đầu báo The New York Times vào ngày 11/6/1934.

tesladray
Hình ảnh minh họa mô tả về loại vũ khí hòa bình của Tesla
(Nguồn: tayo.tricepto.com)

Tiềm năng về một thế lực tầm cỡ thế giới nào đó đang phát triển vũ khí này đã ám ảnh các nước trong suốt thời kỳ Chiến Tranh Lạnh (Cold War). Đặc biệt là sau khi có một vài tài liệu của Tesla bị mất sau cái chết của ông.

Vũ khí này chính thức được nổi tiếng nhờ Sáng Kiến Phòng Thủ Chiến Lược của Reagan, hoặc bộ phim viễn tưởng dài tập Star Wars. Thế nhưng, có nguồn tin cho biết Cơ Quan Nghiên Cứu Tiên Tiến thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ (DARPA) đã sớm tìm hiểu về loại thiết bị này từ những năm 1958.

<Còn tiếp>


Người dịch: Trungmaster, theo HowStuffWorks


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

2 thoughts on “10 lý do tại sao Tesla lại là “Thần” trong giới Khoa Học (phần 1/2)”

  1. […] đây gần 80 năm, nhà khoa học lừng danh Nikola Tesla (người đứng đằng sau các công nghệ như điện xoay chiều, truyền tin không […]

  2. […] phần trước, chúng ta đã điểm qua 3 trong số 10 lý do tại sao Tesla lại xứng đáng được coi […]

Comments are closed.