QC (phần 11): Quản lí quá trình, hiệu quả hơn cả việc phán đoán bằng kết quả

Câu chuyện của Công ty Cổ phần thực phẩm Kyushi

Trưởng phòng Yamada đi vào trong văn phòng với khuôn mặt có chút muộn phiền và hơi nhăn nhó.

Yamada: Tại sao số lượng sản phẩm hỏng lại ngày càng tăng lên như vậy. Đã có chuyện gì vậy hả ?

Matsuda: Tôi xin lỗi. Chúng tôi vẫn chưa tìm ra nguyên nhân ạ. Tuy nhiên, trước khi xuất hàng tôi sẽ cho người kiểm tra lại cẩn thận. Đảm bảo sẽ không cho sản phẩm xấu hay hỏng bị lọt ra ngoài thị trường ạ.

Yamada: Hum…Việc kiểm tra sản phẩm tất nhiên là rất quan trọng. Nhưng nếu các cậu không làm ăn nghiêm chỉnh ở công đoạn trước đó thì  tất cả sản phẩm rồi sẽ đều bị hỏng hay sao?

Matsuda: Tôi hiểu rồi ạ. Tôi sẽ tiến hành điều tra nguyên nhân ngay lập tức.

Yamada: Hãy điều tra xem có những sản phẩm nào, đặc biệt trong quá trình nào là nguyên nhân, nếu cải tiến thì sẽ không phát sinh ra những sản phẩm kém chất lượng nữa.

Matsuda: Việc cải tiến cách làm việc đúng là rất quan trọng nhỉ. Hơn nữa, nếu có thể phát hiện ra sản phẩm tốt xấu tại công đoạn nào trong quá trình một cách nhanh nhất thì sẽ làm nguyên liệu ít bị phí phạm hơn.

Yamada: Đúng vậy. Trong lúc cải tiến sửa đổi thì có thể mất chút thời gian nhưng kết quả cuối cùng thì lượng sản phẩm xấu sẽ ít hơn, những công đoạn vô nghĩa cũng sẽ giảm hơn đúng không nào. Nếu chỗ nào không hiểu thì có thể đến trao đổi với tôi bất kì lúc nào cũng được.

Matsuda: Cảm ơn ông. Tôi sẽ cố gắng.

Cơ bản và Ứng dụng

Quản lí quá trình

Chất lượng không phải được tạo ra ở khâu kiểm tra, mà được tạo ra ở các công đoạn sản xuất. Làm thế nào để có thể tạo ra chất lượng tốt ngay từ những giai đoạn đầu tiên của qui trình sản xuất là điều rất quan trọng.

Hơn thế nữa, cách suy nghĩ này không chỉ đúng với bộ phận chế tạo, mà đúng với tất cả các bộ phận và ban ngành khác. Ví dụ, tại bộ phận kinh doanh, nếu chỉ đuổi theo để đạt được mục đích doanh số thu  một cách đơn thuần thì không thể làm tăng doanh số đó một cách lâu dài được. Phải tiếp thu ý kiến, lắng nghe nguyện vọng của khách hàng, sau đó tạo nên dây chuyền sản xuất sao cho dây chuyền đó phản ánh được ý kiến của khách vào sản phẩm được tạo ra. Chỉ khi làm được một dây chuyền, qui trình sản xuất như thế, thì dù cho người đảm nhiệm dây chuyền đó có chuyển đi nơi khác đi chăng nữa, vẫn đảm bảo được việc tạo ra sản phẩm có chất lượng.

Cũng có những người sẽ nghĩ như thế này: “Nói thật là tôi biết thừa cái việc đó, nhưng do quá bận nên không thể nghĩ ra được những qui trình và công đoạn như thế”. Tuy nhiên, một khi qui trình sản xuất được cải thiện, kéo theo đó Muda, Mura, Muri cũng được giải quyết.

Trong trường hợp tìm ra nguyên nhân gây nên sản phẩm kém chất lượng và cải thiện quy trình sản xuất, nếu thu được kết quả của việc cải thiện đó, chúng ta nên tiêu chuẩn hoá qui trình sản xuất (sau khi đã cải tiến) đó và duy trì chúng. Trong trường hợp chúng ta chưa thu được kết quả từ việc cải tiến đó, xin hãy thử cố gắng và lặp lại một lần nữa. Sự cố gắng, lặp lại không mệt mỏi nhằm hướng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm này chính là việc quan trọng nhất.

Phần 12: Muda-Mura-Muri có rất nhiều tại nơi làm việc


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan