QC (phần 10): Cấp trên và cấp dưới đều là “khách hàng”

Câu chuyện của công ty thực phẩm Kyushi

Quang cảnh của một công đoạn làm trứng rán trong một ngày nọ

Matsuda: Nikura, từ hôm nay chúng ta sẽ tiến hành tăng mức sản xuất. Cậu đã mua sẵn vật liệu về rồi chứ.

Nikura: Vâng, tất nhiên rồi. Hãy nhìn này.

Matsuda: Ủa, cái gì đây. Tôi không hiểu cái nào vào cái nào, lộn xộn quá.

Nikura: Vâng, hôm qua tôi đã quá bận nên tạm thời mới để chúng ở đây. À đúng rồi, dầu thực vật vì nặng quá nên tôi đã không thể mang chúng tới đây.

Matsuda: Với tình hình như thế này thì không thể tiến hành sản xuất được rồi. Chỉ riêng công đoạn chuẩn bị thôi cũng mất đến hàng tuần rồi.

Nikura: Một mình tôi đêm qua đã không thể nhập hết hàng được. Tôi đã cố hết sức với việc được giao.

Matsuda: Uh, nhầm lẫn là ở phía tôi. Ngày hôm qua, khi đưa ra chỉ thị cho cậu, tôi đã không nghĩ rằng công việc đó quá nặng nề.

Nikura: Nhưng đúng là về phía tôi cũng có vấn đề. Nếu như trong đầu tôi lúc nào cũng để tâm đến công việc của những ngày tiếp theo, thì việc chuẩn bị chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều rồi.

Matsuda: Về khoản này, đúng là lỗi tại cả 2 phía tôi lẫn cậu nhỉ. Từ giờ trở đi chúng ta hãy cùng nghĩ tới những công đoạn tiếp theo khi bắt đầu công việc hiện tại.

Nikura: Vâng, tôi hiểu rồi. Tôi cũng sẽ cố gắng.

Cơ bản và ứng dụng

Công đoạn sau cũng là khách hàng

Chúng ta thường nghe nói tới cụm từ dây chuyền sản xuất. Trong dây chuyền sản xuất lại có nhiều công đoạn. Cố gắng làm sao để người đảm nhiệm công đoạn sau có thể làm việc dễ dàng là điều rất quan trọng. Người ta gọi cách suy nghĩ này là “Công đoạn sau là khách hàng”. Vì lẽ đó, cần phải biết xem nội dung của công đoạn sau là gì, và giả sử trong trường hợp có vấn đề xảy ra ở công đoạn của mình, chúng ta phải giải quyết nó (không để dồn sang công đoạn sau), hoặc ít nhất là phải báo cáo vấn đề cho người đảm nhiệm công đoạn sau.

Làm việc sao cho người đảm nhiệm công đoạn sau có thể tiến hành công việc của họ dễ dàng không chỉ làm cho hiệu suất sản xuất tăng cao mà còn làm cho không khí công sở trở nên tốt hơn. Nếu có vấn đề phát sinh ở công đoạn của mình mà không giải quyết và bỏ qua nó, điều đương nhiên, người đảm nhiệm công đoạn tiếp theo sẽ phải giải quyết những vấn đề đó. Trong trường hợp xấu, có thể làm phát sinh sản phẩm kém chất lượng.

Có nghĩa là, tất cả chúng ta đều là người dùng cuối (end user). Cần phải nghĩ rằng, không chỉ người mua sản phẩm thì mới gọi là khách hàng, mà đối với cả người đảm nhiệm công đoạn sau cũng là khách hàng.

Mọi người hãy cùng nghĩ rằng “Công đoạn sau là khách hàng” và tiến hành cải thiện công việc nào!

Phần 11: Quản lí quá trình, hiệu quả hơn cả việc phán đoán bằng kết quả!


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan