Thất bại của một ông lớn
Năm 2013, Google cho ra mắt thiết bị công nghệ đáng tự hào Google glass đến thị trường. Cặp kính mang rất nhiều công dụng như chơi game, làm thông dịch, sơ cứu người… cho thấy Google đạt được thành tựu đáng kinh ngạc về kĩ thuật. Nhưng tháng 1/2015, Google chính thức ngừng bán sản phẩm này vì không bán được hàng (trừ phục vụ những đoàn thể có nhu cầu nhất định).
Google thất bại trong việc đưa Google Glass đến người tiêu dùng vì lí do rất rõ ràng: Họ bán cái họ muốn tạo ra, chứ không phải cái xã hội đang thực sự cần. Giá tiền 1 cặp kính lúc ấy vào khoảng 1500$, nó như một món đồ sa xỉ với người tiêu dùng vậy.
Những sản phẩm ra đời thiếu sự tính toán kỹ lưỡng từ giai đoạn hình thành ý tưởng rất khó sống xót lâu dài. Một trong những ông kẹ thừa tiền, thừa kỹ thuật và có sẵn một lượng người tiêu dùng khổng lồ như Google đã thất bại. Vậy những Startup mới nổi có thể trụ vững trong trường hợp tương tự hay không?
Startup phải bắt đầu từ Problem
Tôi đã từng đến thăm và tìm hiểu thông tin của gần 1500 mô hình công ty khởi nghiệp. Đáng tiếc phần đông trong số đó đều ưu tiên đặt nặng Solution lên trên Problem.
Một công ty Startup nọ có đội ngũ kỹ thuật về IoT rất cao. Khi tôi hỏi tiền đề Startup của các bạn là gì, các thành viên đều trả lời họ rất tự tin vào năng lực bản thân. “Với trình độ IT của chúng tôi, chắc chắn sản phẩm chúng tôi tạo ra sẽ chiếm lĩnh được thị trường không sớm thì muộn”.
Đây là sai lầm điển hình của rất nhiều Startup. Họ nghĩ rằng bằng Good Solution, họ sẽ có nhiều ý tưởng để giải quyết các Problem.
Ở đây, khi họ chưa nắm rõ được nhu cầu thực sự của người tiêu dùng, nếu cứ liều mạng đầu tư sẽ rất nguy hiểm. Giả sử người tiêu dùng có nhu cầu đi nữa, chỉ cần một công ty lớn nào đó đầu tư thật nhiều tiền và kỹ thuật tiên tiến vào cùng thị trường, những chuẩn bị sơ sài của họ sẽ nhanh chóng chuyển thành thất bại.
Bước đầu tiên của Startup là hình thành ý tưởng. Ý tưởng phải xuất phải từ những Problem, tức những vấn đề thiết yếu của thị trường. Trải qua quá trình cân nhắc kỹ lưỡng, lúc ấy bạn mới nên nghĩ đến các Solution…
…còn tiếp
Nguyễn Đăng Vũ
Theo cuốn 起業の科学