Hãng Local Motors (Mỹ) đã phát triển một chiếc xe bus tự động với tên gọi Olli, chạy bằng động cơ điện (EV) . Một số chi tiết của xe được chế tạo bằng máy in 3D, và trang bị hệ thống điều khiển tự động sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) . Ngoài ra, công ty cũng hé lộ quá trình thiết kế của xe dựa trên công nghệ điện toán đám mây tại hội chợ sản phẩm cơ khí IMST2016 (Mỹ). Khác với xe hơi và xe bus truyền thống, đây có thể coi là một phương tiện di chuyển hoàn toàn mới của tương lai.
Các bộ phận chi tiết của xe được chế tạo bằng máy in 3D gồm có: những chi tiết bên ngoài như phần ngưỡng cửa xe , bộ giảm chấn và phần chi tiết bên trong như chi tiết được dùng để đỡ ghế ngồi. Ngoài ra, những miếng đệm của xe cũng được chế tạo bằng máy in 3D. Phương pháp sản xuất này có ưu điểm là dễ dàng đáp ứng khi khi bản thiết kế cần thay đổi đột ngột .
Ảnh 2: phần ngưỡng cửa xe bộ giảm chấn được chế tạo bằng máy in 3D
Ảnh 3: chi tiết được dùng để đỡ ghế ngồi chế tạo bằng máy in 3D
Vật liệu sử dụng ở đây là nhựa carbon cường hóa (CFRP), một hỗn hợp gồm chất cường hóa Acrylonitrin Butadien Styren (ABS) và sợi cacbon. Những hạt CFRP sẽ được nung chảy, sau đó sử dụng đầu phun để tạo hình từng lớp một bằng phương pháp nóng chảy lắng đọng – Fused Deposition Modelling ( FDM).
Để chiếc xe có thể chạy tự động, các phía trước sau trái phải của xe đều được gắn camera và hệ thống LIDAR (Light Imaging, Detection, And Ranging – hệ thống radar sử dụng ánh sáng laser). Ngoài khả năng quan sát trọn vẹn 360° , kỹ thuật chồng lấp hình ảnh thu được từ nhiều camera khác nhau còn làm tăng thêm tính an toàn cho xe.
Ảnh 4: hệ thống LIDAR gắn ở nóc xe
Công việc xử lý và phân tích hình ảnh sẽ do hệ thống trí tuệ nhân tạo nền tảng điện toán đám mây “Wastson” , được phát triển bởi tập đoàn IBM, đảm nhiệm. “Kinh nghiệm là thứ không thể thiếu khi cầm lái. Ở đây những kinh nghiệm đó sẽ được AI cung cấp cho người lái” (công ty Local Motors cho biết).
Phần mền 3D-CAD được sử dụng để thiết kế là “Solid Edge” của hãng Siemens PLM Software (Mỹ) . Công ty Local Motors đã sử dụng thủ pháp thiết kế được gọi là “cùng sáng tạo (co-creation)” để thiết kế nên. Dựa trên bản concept được chia sẻ trên hệ thống điện toán đám mây, thủ pháp này tạo ra một cộng đồng thiết kế mở với hơn trên 1 vạn người trên thế giới tham gia góp. “Từ những bản thiết kế rời rạc (của từng cá nhân), chúng tôi có thể dễ dàng kết hợp chúng lại với nhau” công ty Siemens PLM Software cho biết. Việc dựng hình xe tại các địa điểm giả tưởng bằng kỹ thuật đồ hoạ vi tính (CG) cũng rất dễ dàng và nó có thể sử dụng trong các buổi thuyết trình.
Ảnh 5: Mẫu xe Olli được vẽ bằng 3D-CAD
Ảnh 6: hình xe tại các địa điểm giả tưởng bằng kỹ thuật đồ hoạ vi tính
Chiếc xe Olli được dự tính sử dụng làm xe bus cỡ nhỏ trong phạm vi nội thành hoặc trong khuôn viên trường đại học,.. Xe có thể chứa được số lượng 12 người và giới hạn tốc độ từ 24~32 km/h nhằm đảm bảo an toàn khi chạy cùng làn với người đi bộ. Chiếc xe đã trình diễn chạy thử t
Ảnh 7: chiếc xe trong giờ chạy thử
Dịch: Hoàng Sơn
Biên dịch : Quang Trung
Nguồn: thechange