7 thủ thuật tuyệt với giúp nâng cao năng lực ghi nhớ của bạn

“Quên ngay lập tức”, “ Tôi học không tốt nên trí nhớ cũng kém”, “Tôi có thể quên ngay mặc dù việc đó rất quan trọng” là những vấn đề đau đầu với rất nhiều người. Họ cũng thường mơ ước rằng nếu trí nhờ của mình tốt hơn thì mọi chuyện cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Để làm được điều này đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu cơ chế ghi nhớ của não. Kí ức của con người thường được chia thành 2 loại kí ức ngắn hạn và kí ức dài hạn. Thường thì dù rất cố gắng nhưng những gì chúng ta nhớ được chỉ yếu nằm trong kí ức ngắn hạn, và những thông tin này sẽ dần mất dần đi theo thời gian.

Vậy làm sao có thể lưu trữ thông tin trong kí ức dài hạn, bài viết này sẽ giới thiệu 7 phương pháp giúp bạn có thể thực hiện điều này.

Cách 1: Ghi nhớ bằng cách lập đi lập lại

Thường thì sau lần đầu tiên tiếp nhận thông tin, thông tin cần nhớ sẽ chủ yếu được ghi vào phần kí ức ngắn hạn. Và như thế, phần kí ức này sẽ dần mất đi theo thời gian.

Ghi nhớ bằng phương pháp lặp lại sẽ giúp những kí ức có trong vùng kí ức ngắn hạn sẽ chuyển dần qua vùng kí ức dài hạn hoặc thời gian nhớ của vùng kí ức ngắn hạn sẽ được kéo dài thêm. Vì thế, để nâng cao khả năng nhớ của mình thì việc học theo kiểu lập đi lập lại sẽ rất hữu ích. Tuy nhiên, không có chuyện khả năng nhớ sẽ tăng lên trong một sớm một chiều mà bạn nên ý thức nỗ lực để rèn luyện khả năng này mỗi ngày.

Cách 2: Ghi nhớ từ nhiều phương diện

Việc lập đi lặp lại có thể giúp nhiều người một thông tin lâu hơn so với bình thường, nhưng tiếc rằng không phải ai cũng làm được theo cách này. Vậy thì hãy thử áp dụng phương pháp nhớ một vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau.

Ví dụ, làm sao để nhớ được “quả chanh”? Sẽ có người sẽ lập đi lập lại từ “quả chanh” để ghi nhớ nhưng cũng có người sẽ nhớ nó theo cách khác. Nói đến quả chanh chúng ta cũng có thể tưởng tượng đến ngay một loại quả có “màu xanh”, “có vị chua”, “thường được đưa ra cùng với những bát phở thơm ngon”. Đây là những hình ảnh khác nhau về một quả chanh trên nhiều phương diện khác nhau.

Như thế khi nhắc đến loại quả có “màu xanh”, “có vị chua”, “thường được đưa ra cùng với những bát phở thơm ngon” thì chúng ta sẽ nghĩ ngay tới quả chanh (không loại trừ trường hợp có người sẽ nghĩ tới QUẢ QUẤT :v). Đây là một cách để chuyển kí ức ngắn hạn thành kí ức dài hạn.

Ghi nhớ từ nhiều phương diện (Nguồn: lifehacker.jp)

Cách 3: Ghi nhớ bằng âm thanh

Tại sao việc ghi nhớ bằng âm thanh lại có hiệu quả? Điều này có thể lí dải được ngay nếu nhìn từ quan điểm lập lại để nhớ.

Đầu tiên là tốc độ. Tốc độ để một người đọc một đoạn văn vào khoảng từ 400 – 500 chữ/ 1 phút. Còn tốc độ viết nhanh lắm cũng chỉ vào khoảng dưới 250 chữ/ phút. Chúng ta có thể thấy ngay tốc độ đọc sẽ nhanh gấp 2 lần tốc độ viết. Tức là, trong cùng một thời gian với cùng một thông tin thì số lần đọc sẽ gấp đôi số lần viết.

Ngoài ra, khi đọc thì chúng ta sẽ thực hiện 3 thao tác “đọc bằng mắt”, “phát âm bằng miệng” và “nghe bằng tai”. Hay nói cách khác chúng ta đã lập lại 3 lần để nhớ. Còn việc viết chỉ được thực hiện với 2 thao tác là “đọc bằng mắt” và “viết bằng tay”.

Như thế, rất đơn giản để có thể thấy rằng, việc đọc sẽ giúp não lập lại ghi nhớ nhiều gấp 3 lần (2×1,5) so với thao tác viết.

Cách 4: Tưởng tượng

Việc tưởng tượng rất hữu hiệu cho việc ghi nhớ. Đừng đọc thuộc từng câu từng chữ để ghi nhớ, hãy thử tưởng tượng không gian, cảnh sắc, hay mùi vị có trong câu văn đó và suy nghĩ xem vì sao lại có điều đó. Việc này sẽ giúp chúng ta ghi nhớ những thông tin đã được giải nghĩa vào phần kí ức dài hạn.

Tưởng tượng để nhớ lâu hơn (Nguồn: physiol.m.u-tokyo.ac.jp)

Cách 5: tạo những cơ hội để nhớ lại

Nếu bạn thử ghi nhớ những việc tương tự hay những từ liên quan đến thông tin mình muốn nhớ thì khi nghe tới những từ này hay việc này bạn có thể nhớ ra được thông tin mình đã từng ghi nhớ.
Phương pháp này khá hiệu quả khi bạn cố gắng nhờ lại một vấn đề mình đã quên.

Cách 6: Ăn đủ 3 bữa

Trong não hầu như ngày nào cũng thực hiện hành động ghi nhớ và quên. Để thực hiện được chức năng này, não sẽ tiêu tốn một lượng năng lượng nhất định. Nên khi không đủ dinh dưỡng cung cấp cho não thì khả năng tập trung và khả năng ghi nhớ sẽ thuyên giảm. Vì thế, việc đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho não thông qua các bữa ăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ghi nhớ của bạn.

Cách 7: Sắp xếp lại thói quen sống

Khi não hoặc cơ thể phải hoạt động quá sức, thì kí ức sẽ dần bị giảm thiểu, đi cùng đó là sự giảm khả năng ghi nhớ của não. Để nâng cao khả năng nhớ của mình, bạn không nên chỉ chú trọng đến các phương pháp ghi nhớ, hãy quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân mình.

Để làm được điều này, hãy bắt đầu từ việc ngủ đủ giấc, đi ra ngoài tiếp xúc với bên ngoài, và vận động một cách thích hợp. Hãy nhờ rằng não còn có chức năng quản lý toàn bộ hành động của con người thông qua tín hiệu điện. Sức khỏe của bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc này.

Trên đây là một số phương pháp sẽ giúp bạn có thể nâng cao khả năng nhớ của mình. Và đừng quên rằng, giữ một cơ thể khỏe mạnh,loại bỏ stress và nỗ lực của bạn là những yếu tố quan trọng giúp bạn thành công.


Biên dịch: Bùi Linh
Theo thechange

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan