Trong ba năm tới, Myanmar là quốc gia có khả năng phát triển mạnh

(※ Ảnh minh họa, nguồn: firstinservice)
Có rất nhiều thay đổi đã diễn ra tại Myanmar, kể từ khi quốc gia này bắt đầu tái hòa nhập cộng đồng quốc tế vào năm 2012, sau một quãng thời gian dài cô lập. Những tập đoàn đa quốc gia như Coca-Cola, Ford, Samsung và Unilever đã sớm tiếp cận thị trường đang phát triển này. Những động thái đó cho thấy các tuyên bố vô lý về một Myanmar đang trên đà “sa sút” là vô căn cứ và hoàn toàn chỉ dựa trên tình hình phát triển chính trị.

Đứng từ góc nhìn kinh tế, quá trình tái thiết tại Myanmar đang diễn ra với tốc độ chóng mặt. Nhiều dự đoán cho thấy nền kinh tế này có thể sẽ còn gia tốc mạnh hơn khi mà những giới hạn về đầu tư từ nước ngoài đang dần được gỡ bỏ. Tổng sản phẩm quốc nội dự kiến có thể tăng 7.8% trong thời gian từ 2014-2015 và 2015-2016 (theo Ngân Hàng Phát Triển Châu Á- ADB).

Nhiều điều để khen ngợi

Trong ba năm vừa qua, chính quyền Myanmar đã có những động thái tích cực để chào đón các nhà đầu tư quốc tế, đồng thời định hướng cho cộng đồng kinh doanh trong nước chấp nhận cạnh tranh tự do trên thị trường. Các văn phòng cấp cao đang lựa chọn hướng tiếp cận thực dụng để tăng trưởng trong các ngành kinh tế mũi nhọn. Có thể kể đến như: viễn thông, năng lượng, dịch vụ tài chính, và đã đạt được thành công nhất định. Thử thách đặt ra cho các nhà đầu tư là việc phân định rõ giữa thực tế và khoa trương. Đây là điều rất cơ bản đối với chiến lược quảng bá kinh doanh tại Myanmar, đặc biệt là tại thời điểm mà nền kinh tế đã được tái thiết đang bắt đầu đơm hoa kết trái.

Có một thực tế mà các nhà đầu tư nước ngoài cần biết, đó là việc chú ý đến quan hệ với các nhà kinh doanh trong nước. Công Ty Tài Chính Quốc Tế (International Finance Corporation), một nhánh của Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Liên Hiệp Công Đoàn Thương Mại và Công Nghiệp Myanmar (Union of Myanmar Federation of Chambers of Commerce and Industry), đang hợp tác với nhau để đưa các nhà kinh doanh nước ngoài và trong nước tiến lại gần nhau, cùng với sự hỗ trợ từ chính phủ. Được hình thành từ mô hình Diễn Đàn Kinh Doanh Việt Nam (Vietnam Business Forum), Diễn Đàn Kinh Doanh Myanmar (Myanmar Business Forum) đặt mục tiêp thúc đẩy liên doanh liên kết trong các lĩnh vực chung của các doanh nghiệp. Tất nhiên, diễn đàn này còn đang được xây dựng.

Tuy nhiên, các nhà kinh doanh ở Myanmar đã quá quen thuộc với chế độ quan liêu bao cấp. Những khó khăn có thể nảy sinh chỉ với các vấn đề đơn giản như thanh toán thuế thu nhập hàng tháng. (Bạn có thể bị phạt nặng chỉ với một lỗi rất nhỏ trong việc điền, xây dựng giấy tờ của công ty). Trong ba năm tới, các khoản đầu tư, vay mượn từ nước ngoài vào Myanmar vẫn sẽ còn gặp nhiều khó khăn, dù việc kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào các khoản này. Singapore hiện là kênh chính cho các đầu tư và vay vốn quốc tế. Tuy nhiên, các ngân hàng quốc tế vẫn thường không thích làm việc với các cá nhân ở Myanmar.

Ở Myanmar không có hình thức thanh toán liên ngân hàng. Điều đó có nghĩa là chỉ một chuyển khoản đơn giản như chuyển tiền giữa hai ngân hàng trong nước cũng có thể kéo dài đến cả nửa ngày. Cũng còn may là các ATMs trên đường phố Yangon của Myanmar đã có sự bùng nổ về số lượng trong hai năm qua, các giao dịch có thể thực hiện tại đây. Mặc dù, không phải lúc nào ATMs cũng hoạt động do các vấn đề về mất điện hay mất kết nối Internet.

Phương diện lập pháp cũng có nhiều cải cách đáng kể

Luật Đầu Tư Quốc Tế, được thông qua vào năm 2012, và Luật Viễn Thông mới được thông qua vào năm 2013, đã giúp gia tăng đáng kể đầu tư quốc tế trong nhiều lĩnh vực, bao gồm hai mạng di động mới từ Telenor của Na uy và Ooredoo của Qatar. Những thay đổi khác có thể sẽ được triển khai sau kỳ họp quốc hội. Những điều luật về điều đình và dịch vụ tài chính mới cũng đã được xếp vào danh sách kiến nghị, và được coi là các biện pháp để tự do hóa kinh tế.

Phiên đấu thầu thu hút nhiều sự chú ý về hai giấy phép viễn thông di động năm 2013 đã được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế và được nhân rộng. Đây là dấu hiệu tích cực, và những phiên đấu thầu thành công đó sẽ là nền tảng cho các ngành công nghiệp khác, bao gồm cả bảo hiểm. Các công ty nước ngoài kỳ vọng sẽ được mời đăng ký cấp giấy phép trong năm nay, bước đầu là để vận hành giới hạn trong các vùng đặc khu kinh tế.

Cả quy trình viễn thông và đăng ký ngân hàng (bank licensing) đều cần thiết để vận động hành lang cho cộng đồng kinh doanh địa phương, vốn thường lo lắng về việc các quái vật kinh tế thế giới sẽ loại họ ra khỏi cuộc chơi vĩnh viễn. Những lo lắng này giải thích về tốc độ tự do hóa chậm chạp trong ngành điện lực. Nhưng từ bây giờ ta có thể sẽ được thấy những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực này.

Dầu khí là lĩnh vực duy nhất mà cộng đồng kinh doanh quốc tế có thể tham gia từ trước năm 2012, đã có những bước tiến đáng kể, cùng với giấy phép mới được cấp gần đây cho các nhà thầu quốc tế trong cả lĩnh vực khai thác trên bờ và ngoài khơi. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều việc phải làm, và những sản phẩm mới sẽ chưa được xuất hiện cho đến ít nhất khoảng năm 2020. Các khoản đầu tư trong lĩnh vực dầu khí sẽ đem lại nhiều lợi nhuận, cung cấp khoản vốn đáng kể cho nhiều dự án cải thiện đời sống người dân.

Hầu hết các đánh giá chung về phát triển của Myanmar trong ba năm qua đều là tích cực. Nhiều dự án trọng yếu vẫn đang được xây dựng và số lượng các nhà kinh doanh mới đang tăng trưởng rất rõ ràng, đà phát triển có thể thấy rõ. Tất nhiên, vẫn sẽ còn đâu đó những chỉ trích từ những người hy vọng cải cách được thực hiện nhanh hơn. Nhưng công bằng mà nói thì Myanmar chỉ mới tham gia vào cộng động kinh doanh thế giới sau hàng thập kỷ bị cô lập và cái gì cũng cần có thời gian. Phiên bầu cử quốc hội tiếp theo tại Myanmar sẽ diễn ra vào năm 2015. Và dù bên nào chiến thắng, thì những căng thẳng trong chính trị cũng chẳng thể làm cho Myanmar đi chệch đường ray, ngoại trừ các chương trình cải cách thiếu hoàn chỉnh.


Tác giả: Simon Markinson, từ Allen&Overy
Biên dịch: Trungmaster, theo Asia-nikkei


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan