Tại sao chúng ta lại tức giận? Những cách kiểm soát sự tức giận để giữ gìn cuộc sống và sự nghiệp của bạn

Việc lên cơn thịnh nộ mà không suy nghĩ thấu đáo sẽ làm ảnh hưởng tới sự nghiệp đang trên đà thăng tiên và các mối quan hệ của bạn. “Việc xác định rõ cơn nóng giận của bản thân, sau đó kiểm soát nó là một việc vô cùng quan trọng. Bởi vì cơn nóng giận chính là một nguyên nhân hủy hoại cuộc đời bạn”- Ông Shunshuke Ando – Hiệp hội “Kiểm soát nóng giận” Nhật Bản.

Kiểm soát nóng giận chính là “bài tập thể dục cho trái tim”

Nhiều người nghĩ kiểm soát sự giận dữ là kỹ thuật để trở thành một người không nổi nóng, không tức giận, tuy nhiên điều này không chính xác. Vấn đề không nằm ở việc tức giận mà là việc bạn không điều khiển được cơn tức giận của mình.

Vào những năm 1970, ở nước Mỹ bắt đầu nổi lên thuật ngữ “kiểm soát cơn nóng giận”. “Tức giận” vốn là một khái niệm chỉ cảm xúc đã được hệ thống hóa bằng giáo giục tâm lý và luyện tập. Ở thời điểm hiện tại, những phương pháp kiểm soát tâm lý của nhiều nhà quản lý các doanh nghiệp lớn, hay của các nghệ sĩ thường được sử dụng. Bản thân ông Ando, khi còn trẻ là một người nóng tính, ông liên tục nảy sinh xung đột với đồng nghiệp. Sau mỗi lần như vậy ông lại cảm thấy ưu phiền vì sự nóng nảy của bản thân. Sau đó, ông Ando biết tới “Kiểm soát nóng giận” và đã không còn lặp đi lặp lại sự nóng giận đó nữa. Đó cũng là lúc ông xin nghỉ việc tại công ty để có thể thực hiện dự án khởi nghiệp. Tuy vậy ông không hề chịu thua trước những áp lực của việc start-up. Thay vào đó ông cảm nhận được bản thân đã trở lại quỹ đạo của riêng mình. Ông Ando đã cảm nhận được lợi ích của “Kiểm soát nóng giận” mang lại. “Kiểm soát nóng giận” chính là “bài tập cho trái tim”. Cũng giống như việc bạn luyện tập nâng một chiếc tạ nặng, sau một quá trình tập luyện, đến một lúc nào đó bạn cũng sẽ nhận thấy chiếc tạ ấy nhẹ đi chứ không nặng như trước. Nếu bạn kiên trì luyện tập, bạn sẽ đạt được thành quả. Đừng bỏ cuộc với cái cớ “nóng tính thì không còn cách nào khác”, bạn hãy luyện tập kĩ thuật kiềm chế cơn giận.

Tức giận là bản năng

Ngay từ ban đầu, tại sao con người lại tức giận. Bằng thuật ngữ chuyên môn, tức giận là một hình thức tự vệ khi sinh vật phát hiện ra kẻ địch. Lúc này, adrenaline được tiết ra, cơ thể được kích thích đến  trạng thái hưng phấn để phán đoán xem nên tấn công kẻ địch hay chạy trốn. Nóng giận là một tâm trạng cảm xúc đã được hình thành từ thuở sơ khai và mang tính nguyên thủy. Do đó, chúng ta không thể triệt tiêu nó một cách hoàn toàn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, hiếm khi con người gặp những tình huống gây nguy hiểm tới tính mạng. Do vậy, việc giận dữ quá mức là không cần thiết. Thế tại sao vẫn còn những người không thể kiểm chế được sự phẫn nộ thái quá của mình. Một lời giải thích cho câu hỏi ở trên là mỗi người có một mức độ “đề kháng” đối với sự bực tức khác nhau.

Giọt nước tràn ly và sự biến hóa của nóng giận

Thực ra, sự bức tức chỉ là một biểu cảm thứ hai nối tiếp sau một trạng thái tinh thần khác. Con người không trở nên bực bội một cách trực tiếp mà nó là kết quả của sự buồn bã, thất vọng, chán nản… Hãy hình dung trong mỗi chúng ta có một chiếc cốc, nơi chứa đựng những cảm xúc tiêu cực. Hiển nhiên khi cốc đầy nước, nó sẽ tràn. Khi bạn hỏi một người thường tức giận rằng “Bạn đang giận à?”, họ lại còn nổi nóng hơn nữa là ví dụ điển hình của việc không biết rõ tác nhân của việc nóng giận.

Kích thước của “chiếc cốc” và thói quen nổi nóng nhìn chung được hình thành và định hình khi con người đạt đến tuổi dậy thì. Theo cách nghĩ của phương pháp “Kiểm soát nóng giận”, tính cách của một đứa trẻ gần như được copy từ bố mẹ chúng. Trong mắt trẻ nhỏ, cha mẹ là cả thế giới đối với chúng, do đó việc bắt chước những hành động, biểu cảm, thói quen từ cha mẹ là điều hiển nhiên. Do đó, những đứa trẻ có cha mẹ hay nổi cơn giận dữ cũng sẽ có khuynh hướng dễ bực tức, nóng tính. Kiềm chế nóng giận sẽ trở nên khó hơn trong quan hệ thân cận như gia đình hơn là các quan hệ ngoài xã hội bởi vì mối quan hệ càng thân thiết, cơn nóng giận càng có khuynh hướng trở nên mạnh mẽ?

 

Biên dịch: Lê Hữu Thiện

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan