5 mẹo nhỏ giúp tăng chóng mặt năng suất công việc  

Bạn đã bao giờ thấy những công việc ngay trước mắt cố gắng làm nhanh cho xong, sau đó mới nhận ra rằng việc này không cần làm ngay bây giờ cũng được. Trong khi đó việc quan trọng thì lại bị bạn để lại sau chưa? Nếu có thì dưới đây là một vài gợi ý nhỏ giúp bạn tránh được tình trạng này.

  1. Xác định cụ thể về điều mình muốn làm

Chúng ta thường có xu hướng sử dụng các tool như là to-do list app.. . để tăng hiệu quả trong công việc nhưng lại rất khó khăn để biến chúng thành thói quen.  Nguyên nhân chủ yếu nằm ở câu hỏi “Tại sao phải nâng hiệu suất công việc?”

Ví dụ như  một người đặt mục tiêu muốn học giỏi tiếng Anh (không rõ ràng) so với người đặt mục tiêu là TOEIC trên 700 điểm( rất cụ thể) thì ở đây mức độ rõ ràng khác nhau dẫn đến cách tiếp cận và kết quả cũng khác nhau.

Do vậy, việc xác định mục tiêu một cách cụ thể là tối quan trọng.

  1. Cuối mỗi cuộc họp, lập kế hoạch hành động cho lần kế tiếp

Bạn đã bao giờ có những buổi họp dài lê thê nhưng cuối cùng ai, làm gì, bao giờ xong, không được xác định rõ ràng chưa? Trong cuộc họp, việc làm rõ ràng mục tiêu là cần thiết nhưng việc đưa ra kế hoạch hoạt động sau buổi họp cũng rất quan trọng. Kế hoạch hoạt động chính là những đầu việc vào cần được xử lí tiếp, ai chịu trách nhiệm, thời hạn đến bao giờ. Như thế, tất cả mọi người có thể hiểu và triển khai tiếp công việc một cách nhanh chóng.

  1. Chuẩn bị phương án cho những việc ngoài ý muốn

Để công việc có hiệu quả thì cần có mục tiêu nhưng mục đích cuối cùng mà không đạt được thì mọi thứ sẽ vô ích. Vì vậy, trong quá trình làm việc bạn cần đề phòng những việc không may sẽ xảy ra.

Ví dụ: Khi soạn văn bản, nếu nghĩ tới trường hợp không may xảy ra có thể bị mất dữ liệu thì chọn giải pháp là vừa làm vừa lưu lại là tốt nhất.

4. Hoàn thành những việc mình không thích vào buổi sáng

Càng những công việc bạn không thích thì đó hầu như là những công việc phiền phức, mất thời gian. Một khi đã không thích thì chúng ta thường có xu hướng để lại sau, hoặc kéo dài thời gian xử lý khiến giảm năng suất làm việc.

Vì vậy, càng công việc không thích chúng ta càng cần giải quyết sớm vào buổi sáng. Lý do là vào buổi sáng không có thứ gì quấy rầy, gây phiền nhiễu lấy thế nên có thể tập trung vào công việc, làm xong những việc mình không thích càng sớm thì càng thoải mái đầu óc, lợi cho cả tinh thần lẫn sức khoẻ.

  1. Có thái độ cởi mở học từ người cấp dưới

Người sếp kém thường không tiếp thu những ý kiến khác với ý kiến của bản thân, luôn nghĩ rằng mình giỏi hơn nhân viên trong mọi thứ dẫn đến áp lực về tinh thần cho cả hai bên. Ngược lại, người sếp giỏi bỏ cái tôi, chú ý lắng nghe,  xem xét ý kiến đó có áp dụng được không? Người sếp với tấm lòng rộng mở, khen và thừa nhận năng lực của nhân viên sẽ giúp họ phát huy tối đa năng lực từ đó giúp công ty phát triển.

Suy cho cùng, việc cải thiện, nâng cao năng suất làm việc chỉ là một PHƯƠNG TIỆN để đạt được mục đích cuối cùng và tối quan trọng là LÀM VIỆC NÀY VÌ ĐIỀU GÌ?, hay nói cách khác là ý nghĩa của công việc mình đang làm. Nếu xác định rõ điều này sẽ làm cho bản thân có động lực phấn đầu, không chán nản mỗi khi gặp khó khăn.

Chúc mọi người có một tuần làm việc hiệu quả và có ý nghĩa!

[divider]

Biên dịch: Nguyễn Đức

Tham khảo: the5seconds

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan