Đừng đánh giá thông qua mỗi kết quả

Để đưa đến cho khách hàng nhưng sản phẩm tốt, làm chặt chẽ việc kiểm tra để không đưa ra sản phẩm lỗi là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong sản xuất sản phẩm, dẫu có kiểm tra chặt chẽ như thế nào thì cũng không thể “tạo ra được sản phẩm tốt”. Hơn nữa, để có thể kiểm tra một cách hoàn hảo cần rất nhiều người và tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần. Vì thế, chi phí sản xuất cũng tăng cao.
Phương thức sản xuất của Toyota hướng đến việc kaizen công đoạn để có thể tạo ra sản phẩm tốt một cách ổn định hơn là chặt chẽ trong việc kiểm tra. Để làm được như vậy, mỗi khi có vấn đề xảy ra thì dừng dây chuyền, điều tra nguyên nhân cốt lõi “Tại sao lại xảy ra vấn đề?” và tiến hành kaizen để không xảy ra cùng một vấn đề đến lần thứ 2. Đây là cách suy nghĩ “tạo ra chất lượng từ công đoạn”.
Nhờ việc tạo ra chất lượng từ công đoạn mà chi phí sản xuất cũng được giảm bớt. Coi nhẹ sản phẩm lỗi “chỉ cần kiểm tra là được” sẽ có giới hạn trong việc giảm thiểu chi phí sản xuất.
Điều này thì khác với chi phí sản xuất, nó cũng là cách suy nghĩ được sử dụng trong kinh doanh. Trong kinh doanh, dễ xảy ra việc phán đoán chỉ bằng số liệu và kết quả “đã bán được bao nhiêu?” Điều này cũng giống với việc phán đoán chỉ bằng kiểm tra. Tuy nhiên, chỉ bằng việc làm chặt chẽ kiểm tra thì không chắc có thể đưa ra được kết quả tốt. Việc kaizen quá trình “làm thể nào để có thể bán được sản phẩm?” mới là quan trọng.
Ông H cựu nhân viên Toyota, sau khi chuyển đến làm tại tốp đầu của House Maker, một công ty có thành tích đang trì trệ, việc đầu tiên ông làm là làm bản khảo sát về những khách hàng đã từng mua nhà của công ty. Ông khảo sát về lý do mua nhà, mức độ thỏa mãn, và có muốn giới thiệu cho người quen hay không.
Nhà là thứ có vật giá cao, không thể dễ dàng nói thay đổi là có thể thay đổi. Vì vậy, việc khách hàng nhận xét “Ngôi nhà này tốt thật. Công ty này có thể tin tưởng được.” quý giá hơn bất kỳ một quảng cáo nào. Tuy nhiên, theo bản khảo sát, độ thỏa mãn của người mua cao nhất khi quyết định mua nhà, và sau đó thì bắt đầu giảm dần.
Giật mình với điều đó, ông H điều tra nguyên nhân thì do liên lạc sau khi làm hợp đồng mua bán hầu như không có, và còn thiếu sự quan tâm tới khách hàng.
Với những việc như thế này, dù công ty có quyết tâm “Bán thật nhiều” thì cũng sẽ bị giới hạn. Việc tạo ra ngôi nhà mà khách hàng có thể nói thật lòng “Thật đúng đắn khi đã mua ngôi nhà này”, là lúc người kinh doanh có thể tự tin để bán nhà.
Trước tiên, hãy chú ý làm bản khảo sát hay những công cụ để có thể liên lạc, trao đổi được với khách hàng. Thêm vào đó, tạo ra thể chế để có thể phản ánh được cụ thể nhu cầu, hướng đến xây dựng những ngôi nhà “tốt, nhanh, và rẻ”. Sau khi chuyển giao nhà vẫn phải đến thăm định kỳ, nếu có vấn đề thì phải đối ứng lập tức.
Sau nhiều nỗ lực như vậy, thành tích của công ty cũng chuyển biến theo chiều hướng tốt, sự giới thiệu từ người mua cũng tăng dần.
Để đưa ra được kết quả, cần phải củng cố quá trình. Đừng chỉ nhìn kết quả mà đánh giá, hãy chú trọng quá trình suy nghĩ “Làm sao để đưa ra được kết quả”

 

Biên dịch: Kiều Chinh

Theo cuốn: トヨタの非常識な45の習慣

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

1 thought on “Đừng đánh giá thông qua mỗi kết quả”

  1. ありがとうございます。

Comments are closed.