Giải mã bí mật máu rồng Kodomo

Lấy ra một lọ máu rồng Komodo để chống lại căn bệnh nhiễm khuẩn nghe có vẻ giống chuyện trong phim Game of Thrones, nhưng nghiên cứu mới chỉ ra rằng hợp chất chứa trong máu rồng Komodo thực tế có khả năng áp dụng trong đời thực. Sau khi phân tích máu của loài vật này, các nhà khoa học báo cáo trên tạp chí Journal of Proteome Research rằng họ đã tách ra 48 hợp chất có thể chống lại vi khuẩn, bao gồm cả một số vi khuẩn có thể kháng lại thuốc kháng sinh truyền thống.

Rồng Komodo được tìm thầy trên một số đảo thuộc Indonesia, có thể đạt được độ dài 3 mét, nặng đến 136kg. Chúng là loài vật ăn thịt hung hãn, không chỉ có móng sắc, răng nhọn mà nước bọt của chúng còn chứa độc tố chứa vi khuẩn tấn công vào vết thương của con mồi, thậm chí khiến con mồi phải chết vì nhiễm độc máu cho dù rồng Komodo có không hoàn tất được cuộc tấn công đi chăng nữa.

Vì rồng Komodo có thể chịu được đủ thứ vi khuẩn trong miệng mà không bị bệnh, điều này khiến các nhà nghiên cứu thuộc đại học George Mason ở VIrginia chú ý. So sánh với các nghiên cứu trước đây của họ về các loài bò sát như cá sấu, họ đã xác định được 48 hợp chất kháng sinh cationic antimicrobial peptides (CAMPs) trong máu của loài bò sát ấy, những hợp chất này là chuỗi nhỏ axit amon được tìm thấy trong hệ thống miễn dịch của hầu hết các sinh vật sống.

Để tìm ra các CAMPs là đặc trưng riêng của rồng (bình thường điều này là không thể nếu sử dụng các phương pháp xác đinh CAMPs truyền thống), họ đã sử dụng một phương pháp mới gọi là bioprospecting. Đầu tiên, họ ủ máu rồng Kodomo với các hạt hydrogel tích điện âm. Do các hợp chất CAMPs bình thường đều tích điện dương, các hạt hydrogel sẽ bám dính lấy chúng, giúp các nhà nghiên cứu có thể xác định chúng bằng phương pháp khối phổ.

Trong các hợp chất đã xác định được, các nhà nghiên cứu đã tự tổng hợp được 8 loại. Trong 8 loại ấy thì có 7 loại cho thấy tiềm năng có thể kháng được dòng vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus, một loại còn lại chỉ kháng được dòng P. aeruginosa.

Các nhà nghiên cứu còn đề cập rằng họ đã tạo ra một loại peptide biết đến với cái tên DRGN-1 cho thấy tiềm năng tăng cường khả năng tự chữa lành vết thương, mang sức mạnh tiêu diệt biofilm — tức một tập hợp chủng vi khuẩn siêu mạnh mà bình thường không có cách nào tiêu diệt. Họ hi vọng rằng nghiên cứu mới này có thể được đưa vào sản xuất loại thuốc kháng sinh mới.

Biên dịch: Trịnh Trần Khánh Duy

Nguồn: Newatlas

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan