[TRIẾT LÝ CÔNG VIỆC] Bài 8 – Nhìn từ vị trí của người ở trên hai cấp bậc

Trong Toyota, thường được nói rằng “Hãy nhìn từ vị trí của người ở trên hai cấp bậc”

Ví dụ, nếu là nhóm trưởng không phải nhìn từ vị trí của người trên một bậc là tổ trưởng, mà phải nhìn từ vị trí của người trên hai bậc là công xưởng trưởng. Nếu là tổ trưởng thì không phải nhìn từ vị trí của người trên một bậc là công xưởng trưởng, mà phải nhìn từ vị trí của người trên hai bậc là trưởng khoa. Tóm lại, chúng tôi đang giải thích về tính quan trọng của việc đứng ở vị trí cao hơn so với vị trí hiện tại của bản thân để quan sát sự vật, sự việc.

Giám đốc quản lý của OJT Solutions, ông Kaine Ryoko vẫn luôn được cấp trên của mình nhắc nhở về câu nói này.

Ông Kaine đã từng làm ở phòng quản lý nhân sự, vào khoảng 25~30 tuổi đã từng giật mình vì được cấp trên nói rằng “Hãy nghĩ rằng mình đang làm việc với chức vụ là một trưởng khoa nhân sự”.

Ví dụ, khi có công việc liên quan đến việc dịch chuyển nhân sự trong công ty, nếu chỉ truyền đạt mệnh lệnh “Anh A ở khoa của anh có có thể chuyển qua khoa khác dược không?” thì trưởng khoa của khoa đó sẽ không cảm thấy thuyết phục. nếu anh A còn là một nhân viên xuất sắc thì sẽ càng khó khăn hơn nữa.

Càng là những trường hợp như vậy, dẫu chỉ là một nhân viên bình thường nhưng nếu không có ý thức “làm việc như một trưởng khoa nhân sự” thì sẽ không thể thuyết phục được đối phương. Đứng vào vị trí nhìn nhận của trưởng khoa để có cái nhìn lâu dài như “Bộ phận đó tương lai nên như thế nào?”, “Anh A với tư cách là một ứng cử viên cán bộ thì nên đào tạo như thế nào?” và thuyết phục trưởng khoa đó.

“Việc nhìn từ vị trí của người trên hai cấp bậc” còn có thể thúc đẩy kaizen công việc. Nếu nhìn từ cái nhìn từ vị trí của bản thân thì sẽ bị dừng lại ở mức độ kaizen trong giới hạn vị trí của bản thân ở hiện tại. Kết cục là sẽ cảm nhận thấy “Không còn việc gì có thể kaizen được nữa”.

Tuy nhiên, khi đứng từ cái nhìn cao hơn mình hai cấp bậc, nếu thay đổi cách nhìn từ trước tới giờ thì sẽ nảy ra được những ý thưởng mới.

Ví dụ, suy nghĩ mục tiêu của 3~5 năm sau như “Tăng hiệu suất sản xuất lên gấp đôi”, “Giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi xuống con số 0”, “Giảm thời gian công việc bàn giao giữa các giai đoạn xuống còn một nửa”, đứng ở vị trí cao hơn và thử suy nghĩ các phương án kaizen thì bạn sẽ không thể ngờ rằng công việc lại có thể tiến triển thuận lợi đến thế,

Nếu bạn là một nhân viên bình thường, bạn thử làm một công việc bằng cái nhìn của người trên hai cấp bậc là trưởng khoa. Nếu là trưởng hệ thì đứng ở vị trí của trưởng phòng để làm việc. Bằng ý thức về điểm nhìn của “cấp trên của cấp trên” thì có thể hiểu được “Tại sao cấp trên lại giao phó công việc này?” và “Tồn tại những vấn đề như thế nào?”. Nếu ý thức được từ ngay những việc bình thường như “Nếu là trưởng khoa thì sẽ làm như thế nào?”, “Nếu là trưởng phòng thì sẽ có những phiền não gì?” thì bạn có thể làm được công việc mà những người xung quanh phải đặt bạn ở trên một cấp bậc.

Không chỉ giới hạn ở trong công ty, ngay cả khi tiếp xúc với khách hàng, có thể đứng ở lập trường của người ở vị trí hơn mình hai cấp bậc hay không sẽ tạo ra thay đổi lớn trong thành quả công việc.

Đứng trên lập trường của cấp trên khi nói chuyện với khách hàng (Nguồn: Pixabay)

Tôi rất hay được chỉ dạy rằng “Hãy có cách nhìn giống với khách hàng”. Điều này có vẻ đúng với một ý nghĩa nào đó, nhưng chỉ có như vậy thì không đầy đủ.

Nếu chỉ nhìn trên quan điểm giống với khách hàng thì không thể thỏa mãn được toàn bộ những mong muốn, nhu cầu của khách hàng. Vừa mang “cái nhìn trên 2 cấp bậc so với khách hàng” vừa nói chuyện bằng “Quan điểm giống với khách hàng”. Nếu làm được cả hai điều này thì chắc chắn có thể cung cấp được những sản phẩm, dịch vụ làm hài lòng khách hàng.

 

Biên dịch: Kiều Chinh

Nguồn: Theo cuốn “トヨタ仕事の基本大全_The ultimate business skills Toyota Way”

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments