Khái quát ngành nông nghiệp trồng trọt Nhật Bản (phần 2)

5. Với rau củ, thường có khu vực trồng, chăm sóc cây non riêng

Phương pháp chăm sóc cây non bằng cách gieo hạt, chăm sóc thành cây non ở khu vực riêng, không phải ruộng trồng cây, gọi là “ươm mầm”. Nhiều loại rau lá, củ được trồng, chăm sóc bằng phương pháp này.
Việc ươm mầm được tiến hành nhờ những ưu điểm sau:

– Bảo vệ mầm từ sự biến động của thời tiết, nhiệt độ, hay trùng hại
– Ươm ra mầm khỏe mạnh, đều đặn
– Làm giảm thời gian trồng trên đất ruộng, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất
– Tăng hiệu suất làm việc

Việc ươm mầm thì để thuận tiện cho việc quản lý và tăng hiệu suất trong việc chuyển gieo ra ruộng, thường sử dụng khay ươm mầm di động, hoặc cốc giấy ươm mầm chuyên dụng.

 

Khay ươm mầm di động, nguồn: www.shinnouki.co.jp
Khay ươm mầm di động, nguồn: www.shinnouki.co.jp
Cốc giấy ươm mầm chuyên dụng, nguồn: www.mitsunobu-nouen.com
Cốc giấy ươm mầm chuyên dụng, nguồn: www.mitsunobu-nouen.com

Ngoài ra, cũng có việc tiến hành ươm mầm theo phương pháp truyền thống bằng cách gieo trực tiếp trên sân bằng phẳng, hay dùng cốc nhựa, khối đất. Những phương pháp này tốn công sức hơn, những kinh phí thấp hơn, cũng linh động hơn trong việc chuyển gieo.

Gieo mạ trên sân phẳng, nguồn: okomenotakayama.com
Gieo mạ trên sân phẳng, nguồn: okomenotakayama.com
Cốc nhựa ươm mầm chuyên dụng, nguồn: horti.jp
Cốc nhựa ươm mầm chuyên dụng, nguồn: horti.jp
Khối đất dùng ươm mầm, nguồn: www.jfd-mum.com
Khối đất dùng ươm mầm, nguồn: www.jfd-mum.com

Dù phương pháp nào thì việc trồng, chăm sóc cây con khỏe mạnh là điều quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình trồng cây sau này.

Quang cảnh chăm sóc cây non, nguồn: www.pref.wakayama.lg.jp
Quang cảnh chăm sóc cây non, nguồn: www.pref.wakayama.lg.jp

6. Việc chuyển gieo cây non từ vườn ươm ra ruộng gọi là “chuyển gieo”

Trong việc chuyển gieo, có khi sử dụng máy móc chuyên dụng, cũng có khi dùng tay gieo từng cây một. Việc gieo bằng máy móc thì có thể gieo trên diện tích lớn, trong thời gian ngắn. Nhưng sẽ cần đến kỹ thuật cao giúp gieo chính xác, đúng độ sâu,…Gieo bằng tay thì mất thời gian, gây đau lưng,…mất công sức nhưng không cần đầu tư máy móc, và có thể kiểm soát gieo chính xác, đúng độ sâu,…

Tùy theo loại cây trồng khác nhau mà thời kỳ chuyển gieo khác nhau. Khoảng cách giữa các cây cũng khác nhau. Cần hiểu rõ và tiến hành gieo trồng phù hợp với loại cây trồng.

Quang cảnh chuyển gieo, nguồn: www2.hp-ez.com
Quang cảnh chuyển gieo, nguồn: www2.hp-ez.com

7. Có loại cây trồng phù hợp với gieo trồng trực tiếp, không ươm mầm

Các loại rau lấy củ như củ cải, tỏi,…không thích hợp cho việc chuyển gieo, thì được trồng bằng cách rải, rắc hạt trực tiếp xuống ruộng. Ngoài ra, tùy theo mùa, diện tích gieo trồng, mà cũng có khi lựa chọn phương pháp gieo trồng trực tiếp này.

Trong phương pháp gieo trồng trực tiếp, cần chú ý tới tác hại từ chim chóc.

Mặt khác, việc tiến hành lựa chọn, loại bỏ, chuyển một số mầm sang chỗ khác, tùy theo tiến độ sinh trưởng của mầm, tạo không gian sinh trưởng phù hợp cho mầm là công việc quan trọng.

Các phương pháp gieo hạt, từ trái qua phải: gieo theo điểm, gieo theo hàng, gieo phân tán
Các phương pháp gieo hạt, từ trái qua phải: gieo theo điểm, gieo theo hàng, gieo phân tán, nguồn: 2hankan.com

8. Cây ghép non có đặc trưng là khả năng chống bệnh tốt, dễ chăm sóc

Với cà tím, dưa chuột, cây ghép non có khả năng chống bệnh tốt, phẩm chất, sản lượng thu hoạch cao được sử dụng. Cây ghép non được ghép từ gốc ghép có khả năng chống bệnh tốt, và mắt ghép có phẩm chất, sản lượng thu hoạch cao.
Trong trường hợp sử dụng cây ghép non, có khi đi mua cây ghép, cũng có khi tự trồng gốc ghép, mắt ghép và ghép cây tại nhà.

Cây ghép non (cà tím), nguồn: www.ic-net.or.jp
Cây ghép non (cà tím), nguồn: www.ic-net.or.jp

9. Việc vun, tạo luống được tiến hành trước khi gieo trồng

Phần đất được vun, đắp cao hơn xung quanh để trồng cây gọi là “luống”. Bằng việc vun, tạo luống cao, sẽ tạo được rãnh ở 2 bên luống, tăng khả năng thoát nước, thoáng khí. Cần thiết hoàn thành việc tạo luống trước khi gieo hạt nếu gieo trồng trực tiếp, trước khi chuyển gieo nếu gieo trồng sau khi ươm mầm.

Tùy theo loại cây trồng khác nhau, mà có quy chuẩn về độ rộng, cao, dài của luống khác nhau. Mặt khác, cũng có việc điều chỉnh độ cao luống phù hợp với vị trí, độ cao mạch nước ngầm như làm cao luống lên ở nơi mạch nước ngầm cao,…

Cùng với việc tạo luống, tiến hành bón phân bón cơ sở. Việc tiến hành tạo luống sớm, có khi là kết quả sau khi cân nhắc số ngày cần thiết từ lúc bón phân cơ sở đến lúc phân bón cơ sở tạo hiệu quả.

Quang cảnh tạo rãnh, luống đất, nguồn: isefarm.seesaa.net
Quang cảnh tạo rãnh, luống đất, nguồn: isefarm.seesaa.net

10. Việc bao, trùm bạt nylon lên luống gọi là “bọc luống”

Việc bọc luống có nhiều ưu điểm. Giúp điều chỉnh nhiệt độ đất trồng, chuẩn bị hoàn cảnh sinh trưởng phù hợp cho cây. Có hiệu quả trong việc duy trì độ ẩm, trạng thái đất tơi xốp sau khi cày bừa. Cũng có hiệu quả trong việc phòng tránh bệnh tật, côn trùng gây hại.

Bạt nylon dùng để bọc luống có nhiều chủng loại khác nhau, như loại trong suốt, màu trắng, màu đen,…Loại trong suốt có hiệu quả tăng cao nhiệt độ đất, loại màu trắng có hiệu quả ức chế nhiệt độ đất, loại màu đen có hiệu quả phòng tránh cỏ dại.

Ngoài ra, cũng có các loại khác như loại màu bạc có khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời, loại đục sẵn lỗ gieo, loại tự động chuyển thành đất sau khi sử dụng,…Cần lựa chọn loại bạt phù hợp với mục đích sử dụng.

Luống đất đã bọc, nguồn: blog.goo.ne.jp
Luống đất đã bọc, nguồn: blog.goo.ne.jp

Việc rải rơm phía dưới rễ cây trồng cũng là 1 loại của việc bọc luống.

11. Có việc tạo đường hầm, hay che phủ trực tiếp phía trên toàn luống cây

Gần giống với việc bọc luống, khác nhau ở chỗ bọc luống là bọc lại luống đất, sau đó trồng cây, còn ở đây là trồng cây rồi che phủ toàn bộ luống (cả đất cả cây). Việc che phủ luống này cũng có hiệu quả tốt trong việc tránh gió mưa, nâng cao chất lượng. Tùy theo mục đích sử dụng, ngoài bạt nylon ra, còn có việc sử dụng vải, lưới, vải chống lạnh,…

Luống đã che phủ, nguồn: www.musaseed.co.jp
Luống đã che phủ, nguồn: www.musaseed.co.jp

12. Tiến hành một cách hiệu quả việc loại bỏ côn trùng gây hại, cỏ dại

Phòng trừ côn trùng gây hại

Nhật Bản nằm ở khu vực nhiệt đới, nhiệt độ cao, độ ẩm cao, nên luôn luôn có khả năng phát sinh côn trùng gây hại. Đặc biệt, từ thời kỳ mưa phùn nhiều mưa đến đầu mùa hè, côn trùng gây hại tăng nhiều, giảm xuống vào mùa đông lạnh giá. Cần tiến hành phòng trừ trước khi thiệt hại do bệnh tật, côn trùng lan rộng. Sử dụng nông dược đúng loại, đúng lúc, đúng lượng sẽ giúp giảm số lượng, số lần phát sinh thiệt hại. Khi phun thuốc, chú ý đến hướng gió để đảm bảo an toàn lao động, và phun cả từ dưới lên để phun tới cả mặt sau lá.

Quang cảnh phun nông dược, nguồn: blog.livedoor.jp
Quang cảnh phun nông dược, nguồn: blog.livedoor.jp

Phòng trừ cỏ dại

Cỏ dại cũng phát triển mạnh vào đầu mùa hè. Cỏ dại sẽ cướp đoạt, lấy mắt thành phần dinh dưỡng của cây trồng, trở thành nơi sống cho vi khuẩn bệnh, côn trùng gây hại. Cần phòng trừ cỏ dại sớm, tránh để lan rộng. Phương pháp phòng trừ có nhiều loại, như bọc luống, cày bừa, phun thuốc diệt cỏ,…Cần tiến hành phương pháp phòng trừa phù hợp với loại cỏ dại phát sinh.

Cỏ dại mọc tràn lan, nguồn: blog.goo.ne.jp
Cỏ dại mọc tràn lan, nguồn: blog.goo.ne.jp

[divider]
Biên dịch: Hoàng Minh
Nguồn: Giáo trình cơ bản ngành nông nghiệp trồng trọt Nhật Bản

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan