[CHUYÊN ĐỀ] Kết nối với người tiêu dùng trong nông nghiệp Nhật Bản (Bài 3)

4. Tri thức của người nông dân đang dần được công nhận

Nói về tri thức của người nông dân thì còn rất nhiều. Những kinh nghiệm tôi đã truyền đạt trên đây cũng giống như máu và thịt của tôi bây giờ vậy. Thực tế các lớp học của trung tâm văn hóa bắt đầu từ ngày 19 tháng 3 năm 2011. Tuy nhiên, ngay sau vụ động đất sóng thần tôi đã định dừng các lớp học này nhưng cuối cùng tôi vẫn quyết định duy trì bởi vì lúc này tri thức thực sự cần thiết. Cho đến giờ tôi vẫn nghĩ việc duy trì các lớp học là quyết định đúng đắn. Trong bối cảnh nguy cơ về kinh tế do chính sách tăng thuế tiêu dùng và nguy cơ về thảm họa tự nhiên ngày càng cao thì những người cố gắng trang bị cho mình năng lực “trăm họ” sẽ tăng lên. Trong bối cảnh như thế này chẳng phải người nông dân là người chịu nhiều rủi ro nhất và phải tự tìm cách trang bị cho mình năng lực đó hay sao?

5. Đăng tải thông tin về các sự kiện lên Facebook

Các lớp học do tôi tự mở bắt đầu có thu nhập. Ngoài ra, nguồn thu nhập lớn hơn đến từ các học viên khi họ mua rất nhiều rau củ và đồ dưa muối tại khu vườn Furai. Hơn nữa, những học sinh dù đã tốt nghiệp lớp học cũng trở thành khách hàng quen thuộc của tôi.

Khi nói về Marketing thì chúng ta suy nghĩ về việc bán hàng như thế nào. Tuy nhiên, nếu nói về quan niệm mới của Marketing thì đó chính là suy nghĩ làm sao để tạo ra nhiều khách hàng thân quen cho cửa hàng. Vơi suy nghĩ này mà tôi nhận ra rằng việc mở và duy trì các lớp học có một ý nghĩa rất lớn.

Tôi làm giáo viên giảng dạy cho trung tâm văn hóa 2 năm. Trong thời gian đó tôi phải trả một khoản phí cho có sự bảo trợ của tòa báo cho khóa học mặc dù địa điểm tổ chức là khu vườn Furai nên sau đó tôi tự mở các lớp học (điển hình là hội Bejibeji mà tôi đã giới thiệu trước đó).

Để tập hợp thành viên cho lớp học tôi chỉ cần thông báo sự kiện trên Facebook (mỗi lần từ 15 đến 20 người). Mạng xã hội không chỉ đơn thuần là công cụ để truyền đạt thông tin mà tính tương tác giữa mọi người cũng rất tốt.

Ở hội Bejibeji thì có thể ít tương tác với nhau. Tuy nhiên, tại các lớp học về làm đồ dưa muối và lớp học về làm vườn thì sau khi kết thúc mọi người sử dụng các đồ mình làm được để tổ chức tiệc cùng nhau. Gần đây có một câu nói rất được yêu thích là “con đường ngắn nhất để chạm đến trái tim là qua dạ dày”. Trong số các học viên những người quan tâm đến ẩm thực thì ngoài ẩm thực họ còn quan tâm rất nhiều đến các vấn đề trong cuộc sống thường nhật nên không khí giao lưu rất sôi nổi. Những thành viên sau khi đã tham gia thì sẽ giới thiệu những người có cùng mối quan tâm.

6. Nông sản là hữu hạn, tri thức là vô hạn

Từ những hoạt động đã thực hiện, tôi nhận ra rằng khả năng của việc bán tri thức là vô hạn.

Ở khu vườn Furai chúng tôi bán những loại bánh Chiffon do vợ tôi tự làm. Sau nhiều lần tự làm, chúng tôi cũng mở các lớp học dạy về cách làm bánh Chiffon. Chúng tôi chỉ bán bánh Chiffon vào một cuối tuần trong tháng còn thời gian khác thì để mở các lớp học. Vào buổi sáng và buổi chiều của ngày thường, vợ tôi tổ chức lớp học với 6 thành viên,phí tham gia là 4000 yên/người. Để tham gia mọi người cần đăng ký trước 3 tháng. Tôi nghĩ công việc này đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc đơn thuần bán bánh Chiffon. Trên tất cả công việc này chẳng hề mất mát gì. Nếu chỉ đơn giản bánh kẹo bạn có thể gặp phải rủi ro là không biết phải giải quyết ra sao với số bánh kẹo bán không bán được. Đây cũng chính là một tri thức trong bán hàng.

Nông sản là hữu hạn bởi lẽ khi bán hết số nông sản có trong vườn là kết thúc. Tuy nhiên tri thức là vô hạn và hơn thế nữa việc bán tri thức là niềm tự hào của người nông dân.

Nguồn: inz.jpn.org

Ví dụ, việc người nông dân có thể trở thành người thầy cho các nông viên gia đình trong khu vực. Thông qua những công việc này cũng giúp mọi người hiểu sâu sắc hơn về nông sản. Ngày nay, số nông dân tự tay mình thực hiện cả chuỗi trồng trọt, gia công, bán hàng như mô hình nông nghiệp số 6 ngày càng tăng lên. Dẫu có sử dụng nguyên liệu được thu hoạch tại khu vườn của mình thì khi bị cuốn vào cuộc cạnh tranh giá cả cũng rất khó có khả năng dành lợi thế. Tôi nghĩ quan niệm đó bắt nguồn từ “Những cam kết ngày xưa”. Người nông dân khi nói rằng đó là loại nông sản chất lượng nhưng nếu người tiếp nhận nó không biết như thế nào là nông sản chất lượng thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy, để mọi người có sự lý giải sâu sắc như thế nào là nông sản có chất lượng thì việc truyền đạt những tri thức liên quan là việc vô cùng quan trọng. Đối với người nông dân cũng vậy, mỗi lần tự mình chế biến một loại sản phẩm là không thể. Nhưng cứ mỗi lần thử làm như vậy thì cách nhìn về sản phẩm đó cũng thay đổi và đối tượng người mua cũng theo đó mà thay đổi.

7. Tri thức sẽ không bao giờ giảm, cũng không thể bị đánh cắp

Trường hợp của tôi, những tri thức như làm đồ dưa muối, bánh Kakimochi, Miso đã đến với tôi một cách rất tự nhiên khi tôi nhìn thấy bố mẹ làm và học theo. Tôi cảm thấy đó là một may mắn rất lớn của mình (từ nhỏ đã có thể được nhìn ,ngửi thấy hương vị và tiếp nhận những tri thức đó). Ví dụ như thời gian làm bánh Kakimochi có thể bị giới hạn, cho đến khi hoàn thành phải mất đến cả 2 tháng. Những tri thức như thế này tôi có được khi thấy mẹ làm.

Dù là ai, dù là ở đâu nếu không có xuất phát thì tri thức sẽ không bao giờ được tích lũy và hình thành. Hơn nữa, tri thức là thứ được sinh ra sau khi tích lũy kinh nghiệm. Như vậy, nếu tri thức không giảm đi thì cũng chẳng ai có thể đánh cắp được.

Khi đến thăm nhà của một số nông dân lớn tại nông thôn ta có thể dễ dàng tìm thấy các dụng cụ như đồ hấp bằng tre, lò lửa, chày, cối. Những dụng cụ này được tổ tiên để lại như những di tích quan trọng. Nếu không sử dụng thì chũng sẽ dần bị mục nát. Tuy nhiên nếu đối với những người có tri thức sẽ nhìn ra những vật dụng này như là kho báu. Chính ở những thời đại này những tri thức đó sẽ được vận dụng một cách linh hoạt. Đối với tri thức thì không mất bất kì một loại thuế nào cả kể cả thuế thu nhập hay thuế thừa hưởng kế tục. Việc để lại tiền bạc hay của cải cho con cái là quan trọng. Tuy nhiên, việc để lại tri thức chính là những tài sản thực sự hướng về tương lai.

(Mời các bạn đón đọc bài 4: Liên kết với  nông dân trong khu vực)

[divider]
Thực hiện: Ngocnguyen
Tài liệu tham khảo: Kỹ năng khởi nghiệp với nông nghiệp quy mô nhỏ – Nishita Eiki

 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan