[Chuyên đề] Sức hấp dẫn của nông nghiệp quy mô nhỏ tại Nhật Bản (Bài 3)

Bài 3: Công việc trong sáu tháng đầu năm

Bài viết trước VietFuji đã giới thiệu với các bạn công việc trong một ngày. Trong bài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thiếp công việc trong sáu tháng đầu năm của ông chủ vườn rau Furai.

Tháng 1 – Cả gia đình tập trung làm bánh bột nếp khô

Ở phía tây Nhật Bản, tháng một là lúc nông nhàn. Trước đây, vào thời gian này, gia đình tôi thường tập trung làm phân bón hữu cơ, nhưng bây giờ do pháp luật nông nghiệp thay đổi nên chúng tôi không còn làm nữa. Công việc thu hoạch thường được tiến hành vào buổi sáng mỗi ngày. Tuy nhiên, khi biết nhiệt độ ngày tiếp theo có thể xuống âm thì công việc thu hoạch được tiến hành luôn vào ngày hôm trước.

Công việc quan trọng nhất trong tháng này là lên kế hoạch làm vườn trong một năm. Khu vườn Furai của tôi trồng khoảng 70 loại rau củ mỗi năm. Mặc dù chỉ với quy mô nhỏ, nhưng tôi luôn cố gắng lên kế hoạch chi tiết trồng trọt cho từng luống đất để công việc luôn được suôn sẻ mà không cần mất quá nhiều công sức. Hơn nữa, với cùng một loại rau, tôi gieo hạt vào các thời điểm khác nhau đồng thời kết hợp trồng với các loại rau củ khác. Như vậy tôi có thể thu hoạch được nhiều loại rau với số lượng ổn định (tổng quan về công việc trên khu vườn Furai và cách trồng trọt sẽ được giới thiệu ở phần sau).

Sản phẩm gia công chủ yếu trong tháng này là bánh bột nếp khô. Vào cuối tuần cả gia đình sẽ tập trung làm một lần được khoảng 2000 chiếc, và làm khoảng hai lần như vậy trong tháng một. Bánh bột nếp sẽ được phơi khô cho đến tháng hai, sau đó được bảo quan để sử dụng trong một năm. Mỗi tuần vào thứ 4 và thứ 6 vợ tôi rán một phần rồi đem bán tại các cửa hàng bán nông sản của địa phương.

Khi có thời gian rảnh tôi còn làm thêm mạch nha. Công việc làm mạch nha(1) hầu như tôi nhận từ hội nông dân địa phương. Số mạch nha làm được có thể đem bán hoặc sử dụng ở trong hoạt động dạy làm miso (Một loại gia vị truyền thống của Nhật Bản).

Đây là sự kiện tiêu biểu của tháng một, cũng là nơi mọi người trao đổi về cách làm miso và thực phẩm muối chua từ mạch nha. Và là hoạt động được yêu thích nhất của nông dân địa phương.

(1) Mạch nha là một sản phẩm làm từ mầm của ngũ cốc (lúa mì, lúa mạch, đại mạch, yến mạch…) được cho nảy mầm trong điều kiện kiểm soát chứ không giống cách nảy mầm tự do ngoài thiên nhiên và được sấy khô khi đạt được độ mầm nhất định. Đó chính là những hạt lúa mạch đã nảy mầm dùng để chế rượu, bia. (Nguồn: Wikipedia)

Tháng 2 – Làm bột nếp để làm bánh nếp tròn

Nửa đầu tháng hai vẫn đang là thời kì nông nhàn. Vì vậy, tôi có khá nhiều thời gian rảnh để làm những công việc trong nhà như làm mạch nha để chế biến miso, bột nếp để làm bánh nếp tròn. Bột nếp thường được làm đủ để sử dụng trong một năm.

Giữa tháng hai là thời gian bắt đầu gieo hạt. Tôi giăng dây phát nhiệt quanh các ô vuông nhỏ trong nhà kính để gieo hạt tạo cây con.

Gieo hạt vào các ô nhỏ trong nhà kính (Nguồn: redsemillas.info)

Đầu tiên, tôi gieo hạt các loại cây có thời gian nảy mầm dài như cà chua, cà tím, rồi mới đến các loại rau lấy lá trong nhà kính. Để chuẩn bị cho công việc trồng trọt vào mùa xuân, tôi tiến hành dọn dẹp khu vực ngoài vườn khi thời tiết đẹp. Công việc thu hoạch hầu như không thay đổi so với tháng một.

Sự kiện của tháng này vẫn là tiếp tục tham gia các hoạt động học cách chế biến miso diễn ra từ tháng một. Những người tham gia thì hầu hết là nông dân ở địa phương nên mọi người đều quen biết nhau. Chủ đề của hoạt động này tập trung vào thực phẩm truyền thống của Nhật bản.

 Tháng 3 – Tạo luống đất và chăm sóc cây con

Tháng 3 là thời điểm bắt đầu bận rộn trong năm. Tôi kết hợp dọn dẹp vườn với tạo luống đất trồng rau. Khu vườn Furai của tôi chồng theo hình thức hanfukouki (hình thức canh tác chỉ xới một phần diện tích vườn) , vì vậy tôi chỉ cần dùng máy xới đất là có thể dễ dàng tạo thành các luống đất. Khác với máy kéo, với máy xới đất tôi có thể tạo thành từng luống đất mới mà không ảnh hưởng các luống rau đang thu hoạch khác.

Công việc cần chú ý nhất trong thời gian này là việc chăm sóc để tạo cây con. Luôn luôn phải để ý để điều chỉnh nhiệt độ trong nhà kính sao cho phù phù nhất, không quá nóng, không quá lạnh.

Giữa tháng 3, tôi bắt đầu chuyển cây con của các loại rau như cải thảo, bắp cải nhỏ, xà rách, rau lấy lá từ các ô vuông nhỏ trong nhà kính ra luống đất đã tạo ngoài vườn và cũng bắt đầu gieo thêm hạt củ cải tròn. Thời điểm trước xuân rất ít chủng loại rau nên tôi cố gắng làm sao có thể thu hoạch được cùng lúc nhiều loại rau nhất có thể.

Sự kiện của tháng này chủ yếu là tham gia các lớp học về nguyên liệu làm Nukadoko. Cách làm Nukadoko khá đơn giản, chỉ cần trộn cám gạo và nước muối nhưng rất được yêu thích ở địa phương này.

Tạo luống đất mới bên cạnh luống đất cũ (Nguồn: mametora.co.jp)

Tháng 4 – Gieo hạt, chuyển cây con ra luống, bán cây con

Tháng 4 là thời gian mà công việc làm vườn bận rộn nhất. Có rất nhiều công việc cần làm vào tháng này như chuẩn bị cho khu vườn, di chuyển cây con ra bên ngoài từ các ô vuông trong nhà kính, tiếp tục gieo hạt các loại rau khác…cần theo dõi thời tiết để công việc được tiến hành một cách suôn sẻ. Vào tháng này công việc bận rộn nhất là việc chuyển những cây con như cà tím, cà chua, dưa chuột, bí đỏ ra bên ngoài các luống đất đã chuẩn bị xong.

Vào đầu tháng 4, tôi bán chủ yếu các loại cây con của rau lấy lá như rau mùi, sang đến giữa tháng sau thì chuyển dần sang các loại rau khác (sang đến tháng năm thì sẽ chuyển hẳn sang bán cây con của các loại rau này). Việc bán các loại cây con này rất thuận lợi do nhu cầu hiện nay khá cao và rất được ưa chuộng. Từ cuối năm cho đến cuối tháng 4, công việc chuyển hàng cho khách rất bận rộn. Chúng tôi kinh doanh đa dạng các chủng loại mặt hàng liên quan đến nông nghiệp từ cây con, set rau, set rau dùng nấu lẩu, các loại bánh…Đôi khi có người còn hỏi vui “Chuyên môn của gia đình ông là gì vậy?”

chuyển cây con ra vườn (Nguồn: ja-niigata.or.jp)

Tháng 4 là tháng bắt đầu giao mùa, vì vậy việc thu hoạch cũng dần chuyển sang các loại rau lấy lá như bắp cải, cải thảo.

Sự kiện trong tháng này sẽ tập trung vào hoạt động tổ chức để mọi người tham quan ở khu vườn Furai của tôi. Chúng tôi mở cửa khu vườn cho mọi người đến và trao đổi kiến thức về nông nghiêp. Nhiều người sau khi đến đã mua rất nhiều những cây con mang về.

 Tháng 5 – Việc chuyển cây con sẽ kết thúc vào nửa đầu tháng 5

Nửa đầu tháng 5 là thời gian chạy đua cho kịp di chuyển cây con. Để đảm bảo lúc nào cũng có thể cung cấp đa dạng các loại rau với số lượng ổn định và phân tán rủi ro, tôi trồng khá nhiều loại rau cùng lúc. Bạn có thể hình dung khu vườn Furai của tôi như một mảnh vải được chắp vá bởi rất nhiều miếng vải nhỏ. Tháng năm có một khoảng thời gian nghỉ rất dài là tuần lễ vàng, tôi tiến hành chuyển cây con của khoai lang ra luống đất rồi bắt đầu hưởng những ngày nghỉ dài.

Ngày trước thì viêc bán các loại cây con tập trung vào cuối tháng 4 đầu tháng 5, nhưng gần đây cuối tháng 5 đơn đặt hàng cho các loại cây con cũng tăng lên rất nhiều. Các loại cây lấy quả như bí ngòi, dưa chuột cũng vào mùa thu hoạch. Các loại đồ muối cũng chuyển dần sang dưa chuột muối chua hay các loại rau củ muối chua khác.

Rau củ muối theo phong cách Nhật Bản (Nguồn: jimoto-b.com)

Sự kiện của tháng này sẽ tập trung vào việc thu hoạch ngải cứu và làm bánh ngải cứu. Ở khu vườn Furai ngoài việc thu hoạch các lọai rau chính trong vườn thì việc tận dụng các loại rau dại để làm các món ăn cũng rất quan trọng (ở Nhật Bản ngải cứu được xem là rau dại).

Tháng 6 – Tập trung vào làm dưa chuột muối

Thời gian này công việc ngoài vườn nhàn hơn. Công việc chủ yếu là kết hợp thu hoạch với cắt tỉa cây cà tím, cà chua…Các loại rau lấy quả này thì việc thu hoạch mất nhiều thời gian hơn so với các loại lấy lá và lấy củ nên tôi bắt đầu công việc hàng ngày sớm hơn một chút.

Ngoài ra, tháng này cũng là mùa của dưa chuột. Do lượng thu hoạch được rất lớn nên không thể bán hết. Tôi đem một phần bán cho các cửa hàng nông sản của nông dân địa phương với giá rẻ hơn, phần còn lại thì dùng làm đồ muối. Những đồ muối chua của gia đình tôi được đánh giá rất cao và được mọi người yêu thích. Do thời gian bảo quản không được lâu nên nếu làm hàng ngày thì mất rất nhiều công sức. vì vậy tôi chuyển sang hình thức muối khác đó là ngâm với muối, để một khoảng thời gian sau đó ướp với Kasuzuke (một loại rượu dùng trong nấu ăn ở Nhật Bản).

Vào tháng này thì công việc cũng khá nhàn vì thế tôi và những người nông dân khác tổ chức những hoạt động làm nông nghiệp cho những người có hứng thú với nghề nông. Những hoạt động này thường có rất nhiều người tham gia và nó tạo ra mối quan hệ thân thiết giữa người nông dân và những người có cùng mối quan tâm về nông nghiệp.

(Mời các bạn đón đọc bài 4: Công việc trong sáu tháng cuối năm)

[divider]

Thực hiện: Ngocnguyen

Tài liệu tham khảo: Kỹ năng khởi nghiệp với nông nghiệp quy mô nhỏ – Nishita Eiki

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan