Hãy nói cho tôi biết “mục tiêu của bạn” (phần 2)

Bài trước mình đã giới thiệu đến các bạn một số kỹ năng tìm kiếm mục tiêu cho bản thân, các bạn đã thử áp dụng và tìm ra mục tiêu chưa nhỉ? Bạn nào vẫn chưa tìm ra thì cũng không cần lo lắng quá nhé. Tìm kiếm mục tiêu không khó, quan trọng là bạn có biết cách để tìm ra chúng hay không mà thôi. Bài này mình xin giới thiệu tới các bạn một số phương pháp khác để tìm kiếm mục tiêu. Hãy thử áp dụng và đón nhận kết quả nhé!

  1. Đảm bảo thời gian cho công việc bạn thích

Đến bây giờ, chắc chắn bạn đã thấu hiểu được khá rõ bản thân. Nếu bạn cảm nhận được “công việc mình hứng thú”, “công việc muốn làm thử”, hãy thử dành thời gian cho công việc đó.

Bước ra ngoài xã hội, công việc bận rộn cùng các mối quan hệ phức tạp, nhiều người không thể dành thời gian cho công việc mình yêu thích. Tuy nhiên, nếu lấy lý do là không có thời gian thì bạn sẽ không bao giờ tìm ra được mục tiêu của bản thân.

Trước hết, đừng dành quá nhiều thời gian cho công việc đó, hãy bắt đầu bằng cách sử dụng hợp lý khoảng thời gian trống trong ngày, ví dụ như thời gian nghỉ trưa hay thời gian sau bữa tối.

  1. Loại bỏ định kiến và cố gắng

Khi bạn không thể tìm ra công việc có hứng thú hay công việc yêu thích, hãy thử làm các công việc khác nhau.

Nguồn: nhuasong.com

Chúng ta luôn nghĩ rằng bản thân có rất nhiều tri thức, nhưng thực tế, những điều chúng ta biết chỉ là một phần nhỏ tri thức của toàn nhân loại. Vì vậy, dẫu bạn không thể tìm ra việc làm sôi sục tinh thần, hứng thú của bản thân cũng là đương nhiên.

Thế giới tri thức vô cùng rộng lớn, vì vậy, để biết được những tri thức đó, cũng như để tìm ra được mục tiêu cho bản thân, hãy thử thách với các công việc khác nhau.

Bắt đầu từ sự cố gắng, nhìn và nghe sẽ cho bạn thông tin, hành động, thử thách sẽ cho bạn kinh ngiệm. Vì vậy, đừng mang định kiến hay e ngại, hãy thử thách với các công việc khác nhau.

  1. Mở lại cuốn album tốt nghiệp mẫu giáo hoặc tiểu học

Con người sẽ vô thức quyết định “bản thân muốn trở thành người như thế nào” vào khoảng 10 tuổi. Việc này còn giống như một tác phẩm để đời.

Nói cách khác, trong những việc bản thân yêu thích hồi còn nhỏ sẽ chứa đựng gợi ý cho công việc bạn muốn làm. Tuy nhiên, dẫu nói như vậy thì bạn cũng không thể ngay lập tức nhớ ra việc thời thơ ấu được đúng không?

Vì vậy, thứ tôi muốn giới thiệu cho bạn chính là cuốn album thời mẫu giáo và tiểu học. Hãy xem lại các bức ảnh, nhớ lại những ký ức hồi đó.

Có rất nhiều việc mà bạn không thể nào nhớ ra, nhưng không chừng gợi ý cho công việc bạn muốn làm đang được cất giấu trong các bức ảnh đó. Nếu bạn vẫn không thể nhớ ra, tôi nghĩ rằng bạn nên thử nói chuyện với bố mẹ về các kỷ niệm thời ấu thơ.

Tổng kết:

Dù không có mục tiêu thì bạn vẫn có thể tồn tại. Tuy nhiên, sống có mục tiêu và không có mục tiêu thì giá trị cuộc sống hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, nên tìm kiếm mục tiêu cho bản thân để có một cuộc sống “đáng giá”.

Những câu hỏi liên quan đến bản thân, đừng quá dựa dẫm vào những người xung quanh, tất cả đáp án đều ở trong con người bạn. Vì vậy, hãy tự đi tìm đáp án, không chừng từ đó bạn có thể tìm ra mục tiêu cho chính mình.

Phân tích những việc bản thân thấy hứng thú, và trung thực với ước muốn là việc rất quan trọng. Từ đó, bạn sẽ nhìn thấy gợi ý cho mục tiêu của bản thân.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn không thể tìm ra mục tiêu, khi đó đừng mang định kiến hay cố đưa ra lý do để tử bỏ, mà hãy cố gắng, thử thách với nhiều công việc khác nhau.

Thêm nữa, để nhớ lại việc bản thân yêu thích thời ấu thơ, bạn nên xem lại những tấm ảnh thời đó.

Hãy thử thực hiện những điều trên và tìm ra cho mình mục tiêu riêng, sống một cuộc sống đầy ý nghĩa bạn nhé.

Nguồn: The change

Dịch bởi: Kiều Chinh

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

3 thoughts on “Hãy nói cho tôi biết “mục tiêu của bạn” (phần 2)”

  1. Cảm ơn các bạn đã đón nhận:) Vietfuji lại càng có thêm động lực để làm việc rồi:p

  2. Không có mục tiêu nhất định, trí tuệ sẽ biến mất; đâu cũng là mục tiêu thì chẳng có mục tiêu gì.

Comments are closed.