Lịch sử và phương pháp sản xuất Muỗng – Dĩa – Dao ăn

1. Lịch sử

Muỗng kim loại được sử dụng trong bữa ăn có lịch sử hơn 2000 năm. Năm 420 trước công nguyên muỗng bằng đồng được sử dụng tại Trung Quốc (tỉnh Hồ Bắc), năm 330 trước công nguyên, muỗng bằng vàng được sử dụng tại Hy Lạp. Loài người có lịch sử lâu đời trong việc dùng dao để cắt thịt, tuy nhiên việc dùng dĩa trong bữa ăn thì mới xuất hiện trong vài thế kỷ trở lại đây. Điều này được giải thích vì Châu Âu có truyền thống dùng tay để bốc thức ăn khá dài nên việc sử dụng dĩa không có đất để phát triển. Dĩa chỉ bắt đầu được sử dụng phổ biến kể từ thế kỷ 16 trở đi.

Nhật Bản bắt đầu sản xuất muỗng ăn từ cuối thời Minh Trị (1868-1912) và hoàn toàn được sản xuất thủ công. Việc cơ giới hoá sản xuất chỉ được bắt đầu từ năm 1914 – lúc bấy giờ là thời điểm chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra nên nước Anh không có điều kiện để sản xuất và phải nhờ Nhật Bản sản xuất với một số lượng lớn để cung ứng.

2. Vật liệu sử dụng

Trong thời kỳ cổ đại và trung đại, muỗng được sản xuất theo hai dòng vật liệu chính: vàng và bạc được sử dụng cho tầng lớp quý tộc, còn chì và gỗ được sử dụng cho dân thường.
Sau đó, từ khoảng năm 1770, hợp kim của thiếc, antimon, và đồng được sử dụng. Bước vào thế kỷ 20 những chiếc muỗng được sản xuất bằng sắt không gỉ (Inox) và có hình dạng như chúng ta sử dụng hiện nay.

Inox là hợp kim của sắt và Crom hoặc Niken, được sử dụng trong nhiều sản phẩm gia dụng, trong công nghiệp xây dựng, ô tô, hóa công, công nghiệp thực phẩm…bởi đặc tính bền với môi trường, khó bị gỉ.

Inox được chia ra làm 3 hệ chính:

a. 13-Crom: Hợp kim với 13% là Crom, được xử lý nguội nhanh nên rất cứng và giòn, có từ tính đi kèm, kém bền với môi trường, dễ bị gỉ.
b. 18-Crom:Hợp kim của sắt với 18% là Crom, không thể xử lý bằng phương pháp nguội nhanh, có từ tính, bền với môi trường, không bị gỉ và ăn mòn.
c. Hệ Crom-Niken

Là hợp kim của sắt với 18% là crom và trên 8% là Niken. Hệ này không có từ tính và bền với môi trường và không bị gỉ. Niken là hợp kim của đồng và kẽm, bền với môi trường và có tỷ trọng lớn có đặc tính giống với bạc nguyên chất nên thường được sử dụng như vật liệu thay thế cho bạc.

 


Thực hiện: Nguyễn Sinh Côn
Tham khảo: Monozukuri kaitaishinsyo

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan