Con người sẽ có khả năng tái sinh mô như thằn lằn trong “vài năm tới”

Đây có lẽ sẽ là một trong những đột phá qua trọng của liệu pháp tế bào gốc. Một nhóm nghiên cứu đến từ đại học New South Wales (UNSW) đã phát hiện một cách để tái lập trình tế bào xương và tế bào mỡ trở thành tế bào gốc, từ đó tái tạo ra nhiều loại tế bào khác. Kỹ thuật này đã thử nghiệm thành công trên chuột và sẽ cần vài năm để kiểm chứng độ an toàn trước khi áp dụng để tái tạo mô bị hư hỏng của con người.

Theo nhóm nghiên cứu, phần lớn các liệu pháp tế bào gốc chưa được chứng minh hiện nay đều không hiệu quả trong việc tạo ra mô mới. Ngoài ra các liệu pháp này còn gặp nhiều vấn đề liên quan đến việc sử dụng tế bào gốc của nhau thai và tạo ra tế bào gốc nhân tạo.

Tiến sĩ Vashe Chandrakanthan, một tác giả của công trình cho biết: “Tế bào gốc của nhau thai không thể sử dụng để chữa trị mô bị hư hại bởi vì khả năng hình thành khối u của chúng rất cao. Một trong những vấn đề khác để tạo ra tế bào gốc đó là sử dụng virus để chuyển đổi tế bào về dạng tế bào gốc. Điều này không thể chấp nhận về mặt y tế lâm sàng”.

Nhiều nghiên cứu đã tìm cách sử dụng tế bào gốc trong sửa chữa các mô và các cơ quan xác định như tim, mắt, và phổi. Nhưng nghiên cứu của đại học UNSW trở nên khác biệt bởi vì họ tìm cách biến đổi tế bào xương và tế bào mỡ sẵn có thành tế bào gốc đa năng (induced multipotent stem cells- iMS). Kỹ thuật này tránh được những vấn đề về khoa học và đạo đức.

Kỹ thuật mới đã chứng minh hiệu quả trên chuột, bằng cách lấy tế bào mỡ của người và cho tiếp xúc với hỗ hợp AZA (5-Azacytidine) và PDGR-AB (platelet-derived growth factor-AB) trong hai ngày. Sau đó tế bào tiếp tục được xử lý với PDGF-AB trong ba tuần.Hỗn hợp này lới lỏng liên kết giữa các tế bào xương và tế bào mỡ, cho phép tái lập trình và biến đổi chúng về dạng tế bào gốc iMS. Khi những tế bào đó được tiêm vào mô bị hư hỏng, chúng sẽ phân chia và kích thích mô phát triển, hồi phục.

Quá trình này tương tự cách loài thằn lằn mọc lại chân, đuôi và các bộ phận khác trên cơ thể. Chúng có những tế bào có khả năng tự biến đổi và di chuyển đến những mô khác nhau tuỳ thuộc vào nơi bị thương tổn.

Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch tiến hành thí nghiệm trên người vào năm sau, ngay khi tính hiệu quả và an toàn của kỹ thuật được chứng minh bằng cách tái lập trình tế bào mỡ của người trưởng thành trên chuột. Nếu kỹ thuật này được đồng ý tiến hành trên người, chỉ mất vài năm để chúng ta có thể sử dụng nó trong tái sinh mô người. Đây sẽ là bước đột phá của ngành y học tái tạo.

Công bố của nhóm khoa học được đăng trên Proceedings of the National Academy of Sciences.

Bạn đọc quan tâm có thể xem trong clip dưới đây.

[divider]

Biên dịch: Trungmaster, theo Gizmag
Link công bố:

Vashe Chandrakanthan et. al., “PDGF-AB and 5-Azacytidine induce conversion of somatic cells into tissue-generative multipotent stem cells”, PNAS, vol. 113, no. 16, pp. 2306-2315, 2016.

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan