7 thủ thuật lý giải đặc trưng và xóa bỏ sự thiếu tự tin (phần 1)

Bạn muốn thay đổi công việc, muốn khởi nghiệp, muốn thử sức với những điều mới mẻ, hay muốn làm công việc bản thân thực sự đam mê…Tuy nhiên, bạn không đủ dũng khí. Những người như vậy không ít. Nếu làm sáng tỏ lý do khiến họ không có đủ dũng khí, hầu hết họ nói rằng “tôi không đủ năng lực”, từ đó kết luận được “họ không tự tin về bản thân”.

Dựa theo một cuộc điều tra, 80% người Nhật Bản đang có cảm giác “không có tự tin” về bản thân.

Với những người không có tự tin, khi bị thúc giục lựa chọn công việc, học sẽ không chọn việc bản thân thực sự muốn làm, mà sẽ điều hòa với xung quanh, chọn công việc mà bản thân không thích. Việc này cũng giống như việc tiếp tục làm công việc mình không thích, hay tiếp tục mối quan hệ với người bạn không còn yêu thương.

Đối với người không có tự tin, họ có những đặc trưng riêng. Trước hết, bạn hãy thử kiểm tra bản thân có những dấu hiệu này không nhé. Nếu có những dấu hiệu đó bạn hãy chú ý thật kỹ, và hãy nhanh chóng loại bỏ chúng. Bạn hãy tự điều khiển cuộc sống của mình, và chấm dứt chuỗi ngày vô vọng ngay hôm nay.

1. Chú ý tư thế của bản thân

Trong những đặc trưng của người thiếu tự tin, tư thế là thứ dễ bộc lộ nhất. Những người không có tự tin sẽ biểu hiện ra dáng vẻ bên ngoài.

Tư thế của người thiếu tự tin:

– Sống lưng tròn

– Ánh mắt nhìn xa xăm và luôn hướng xuống dưới

– Không dám nhìn thẳng vào mắt người khác

– Cách biểu lộ tình cảm cứng nhắc, không nhanh nhẹn

– Đi bộ từng bước nhỏ

– Ngồi với dáng người thu nhỏ

Với người có tự tin, lúc nào cũng đứng oai vệ và ánh mắt không hề lấp lém. Bản thân có tự tin hay không chỉ cần nhìn thoáng qua là đã rõ ràng. Vì vậy, hãy thay đổi tư thế của mình ngay lập tức nhé.

Tâm hồn được tạo nên bởi “tư tế”,”từ ngữ” và “tiêu điểm” (tiêu điểm tương ứng với vị trí nào). Tỷ lệ cấu tạo của chúng như sau:

  • Tư thế: 60%
  • Từ ngữ: 25%
  • Tiêu điểm: 15%

Điều này thể hiện tư thế chiếm tỷ lệ cao nhất. Nói ngược lại, thay đổi tư thế cũng sẽ làm cho tâm hồn thay đổi. Với người có tư thế thiếu tự tin hãy thay đổi mình thành tư thế có tự tin nhé. Phương pháp này là phương pháp đơn giản nhất nhưng lại mang lại hiệu quả cao nhất, vì vậy hãy thử thay đổi chính mình.

2. Không trôi dạt theo những ảnh hưởng từ xung quanh

Đặc trưng của người thiếu tự tin là bị trôi dạt theo ảnh hưởng từ xung quanh, không tự tin với suy nghĩ của bản thân, sợ bị người khác ghen ghét. Từ đó, không dám nói ra ý kiến, mà luôn trôi dạt theo người khác.

Để trở thành người có chính kiến, không bị tác động bởi xung quanh, điều quan trọng là hãy tập làm quen dần với những việc bản thân có thể.

Ví dụ, bạn đã bao giờ gặp việc “không hề muốn tham gia bữa nhậu của nhân viên công ty, nhưng vì mọi người tham gia nên mình cũng tham gia” hay chưa?

Khi đó, hãy tự bản thân quyết định cho mình những quy tắc giống như là “trường hợp không muốn đi thì trong hai lần sẽ tham gia một lần”.

Bằng việc tăng từ từ những cơ hội truyền đạt ý kiến cá nhân, dần dần bạn sẽ mất đi sự đối kháng với việc nói ra ý kiến và cuối cùng sẽ trở thành người không bị trôi dạt theo người khác.

3. Không nói những câu chuyện khoác lác, tự kiêu

Đặc trưng thứ 3 của người không có tự tin chính là “nói những câu chuyện khoác lác, tự kiêu”. Bởi vì mong muốn có được “sự chấp nhận” từ tất cả mọi người, nên chắc chắn ai cũng đã từng nói những câu chuyện khoe khoang, tự kiêu.

Tự kiêu là thiếu tự tin (Nguồn: wittyfeed)

Người có tự tin với bản thân, thì tự họ có thể chấp nhận chính mình, không cần thiết phải đi tìm sự chấp nhận của người khác.

Tuy nhiên, những người không có tự tin vào bản thân, nếu không có được sự thừa nhận từ người khác sẽ không thể thỏa mãn với sự tự tôn của bản thân, vì vậy mà tần số những câu chuyện khoe khoang cũng trở nên nhiều hơn.

Tập hợp đặc trưng những câu chuyện khoe khoang, tự kiêu của người thiếu tự tin.

  • Tần số những câu chuyện khoe khoang nhiều
  • Lặp đi lặp lại một câu chuyện khoe khoang
  • Tự kiêu với những vật dụng bản thân mang theo ( ô tô, đồng hồ, hàng hiệu,…)
  • Tự kiêu về gia đình, bố mẹ, anh chị em hoặc chồng con ( học lịch, nơi làm việc, chức vụ, thu nhập…)

Để bản thân không nói những câu chuyện khoe khoang, tôi sẽ đưa ra hai điểm cần chú ý như sau:

Trước tiên, trở thành người luôn lắng nghe

Tiếp theo, hãy tự bản thân chấp nhận chính mình

Nếu bạn biết lắng nghe những câu chuyện của người khác, bạn sẽ không còn muốn kể những câu chuyện khoe khoang của mình nữa. Hơn nữa, chỉ cần một việc làm nhỏ, bạn có thể tự thừa nhận “tôi thật tuyệt vời”, “tôi chính là thiên tài”, từ đó mà những câu chuyện khoe khoang cũng tự nhiên giảm đi.

(Còn tiếp)

Dịch bởi: Kiều Chinh

Nguồn: The Change

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments