Mô hình đào tạo nguồn nhân lực kết hợp giữa doanh nghiệp và đại học

Từ năm 2006 Nissan đã kết hợp với trường đại học quốc lập Yokohama trong chương trình đào tạo đội ngũ kỹ sư tương lai thông qua những bài giảng được chính các kỹ sư của Nissan thực hiện. Sau khóa học học sinh được tham gia vào chương trình thực tập (internship) ngắn hạn tại công ty và được trực tiếp làm việc với các kỹ sư để cùng cho ra sản phẩm là những mô hình ô tô có thể chạy trên những lộ trình (course) được quy định sẵn. Là người đã tham gia trực tiếp và gắn bó với chương trình đào tạo này, ông Nobuo Saegusa sẽ có những chia sẻ với chúng ta về về kỳ vọng của Nissan nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung đối với những kỹ sư cơ khí và hướng phát triển của ngành sản xuất ô tô trong tương lai.

1.1 Fast technology và Slow Technology

Dựa theo cuốn “How to Compete” của Giáo sư Susans Bager đại học kĩ thuật Masachuset (Hoa Kì) chúng ta có thể phân loại ngành kĩ thuật thành hai dạng Fast Tech Sectors (bộ phận kĩ thuật phát triển nhanh) và Slow Tech Sectors (bộ phận kĩ thuật phát triển chậm) dựa theo tiến trình phát triển nhanh hay chậm & biến đổi của khoa học – kỹ thuật cơ bản.

Slow tech sectors và Fast tech sectors

 

Slow Tech bao gồm quá trình (process), kiến thức (know-how), kinh nghiệm (experience), mức độ thành thục về học thuật, khả năng tự sản xuất được linh phụ kiện và máy móc sản xuất ra linh phụ kiện chủ đạo. Ngành công nghiệp ô tô đã có trên 100 năm phát triển trên Slow Tech Sectors. Những yếu tố trên sẽ mang lại ảnh hưởng lớn đối với sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường và để duy trì được năng lực cạnh tranh thì chìa khóa then chốt đó chính là sự tích lũy kĩ thuật nội bộ. Ngược lại với công nghiệp ô tô, ngành điện-điện tử và IT là ngành Fast Tech Sectors, sản phẩm và quá trình sản xuất không có sự song hành, chúng biến chuyển một cách không liên tục do tốc độ phát triển nhanh hơn so với Slow Tech Sectors.

Nền tảng của Slow Tech Sectors chính là những thử nghiệm. Chạy, cua, dừng là những cơ năng cơ bản của ô tô và những cơ năng cơ bản này đã được trải qua nhiều năm tháng tích lũy tri thức, kĩ thuật. Mặc dù vậy, để xe chạy mượt mà và an toàn, thân thiện với môi trường chúng ta đã trải qua không ít những thí nghiệm thất bại, thí nghiệm chạy thử. Bởi vậy, cho dù sau này xe xăng sẽ được thay thế bằng xe điện đi chăng nữa thì những phụ tùng cấu thành nên chiếc xe cũng sẽ không bị đồng loạt thay thế bởi Fast Tech.

Vậy vai trò và vị trí của Fast Tech Sectors nằm ở đâu? Từ giờ trở đi, ngành công nghiệp ô tô sẽ từng bước nâng cao kỹ thuật của bộ phận Slow Tech Sectors, đồng thời kết hợp với Fast Tech Sectors để hướng tới sự tối ưu hóa tổng thể. Những năm gần đây, không chỉ có sự tăng nhanh về số lượng xe HyBrid (xe kết hợp giữa động cơ đốt trong và motor điện) và xe điện mà ngành công nghệ thông tin và hệ thống giao thông thông minh IT-ITS (Infomation Technology – Inteligent Transport Systems) cũng đang có những phát triển nhanh và mạnh. Trong bối cảnh ấy, đối với ngành công nghiệp ô tô, việc kết hợp những kỹ thuật truyển thống với Fast Tech Sectors có thể xem là khuynh hướng tất yếu của thời đại.

Xem tiếp nội dung bài viết ở ➡ trang 2 

CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan

3 thoughts on “Mô hình đào tạo nguồn nhân lực kết hợp giữa doanh nghiệp và đại học”

  1. Theo em thấy 1 phần vì nền tảng của Vn chưa có. Các trường đại học, viện nghiên cứu đều hok có trang thiết bị và nguồn nhân lực đáp ứng đủ tốt. Còn về cty sản xuất thì Vn càng hok có cty sx vững bền, họ còn lo lợi nhuận duy trì hàng năm, nên hok đủ dư giả đầu tư vào những cái bên ngoài. Nhưng suy nghĩ theo hướng hiện nay thì kết hợp với nc cũng có thể có khả năng!

  2. Cái này hay nhỉ!

  3. những chương trình như thế này rất hay, thiết thực mà cũng không khó thực hiện. Ngay cả các chương trình giống như kengaku nữa, các trường của Nhật làm rất tốt mà các trường đại học của VN sao không chịu làm nhỉ? Nó đâu có khó lắm đâu (tớ nghĩ thế :))

Comments are closed.