Quá trình gắn kết các tế bào thần kinh (neuron) thường tiêu tốn rất nhiều thời gian (cần đến vài giờ nếu để tự nhiên). Đây cũng là giới hạn ngăn cản kỹ thuật này tiếp cận với ứng dụng thực tiễn trong y khoa. (Ảnh: Shutterstock)
Nhóm nghiên cứu tại khoa Kỹ Thuật của Đại Học Alberta (University of Alberta), dẫn đầu bởi Nir Katchinskiy, một sinh viên PhD, đã phát triển một phương pháp để gắn các neuron với nhau chỉ trong 15 ms.
Ban đầu nhóm nghiên cứu hãm hai neuron trong một dung dịch, cho phép chúng tiếp xúc nhưng không bám dính vào nhau. Sau đó họ sử dụng một chuỗi laser siêu ngắn (ultrashort femtosecond laser) bắn trực tiếp vào điểm tiếp xúc của hai neuron.
Kết quả, hai tế bào sẽ tự xây dựng một lớp màng chung tại điểm bị chiếu laser đó, khiến chúng trông như một cặp song sinh bị dính liền. Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một số thử nghiệm, bao gồm cả việc gây tổn thương bên ngoài, tuy nhiên các neuron vẫn duy trì kết nối với nhau.
Anh Katchinskiy cho biết: “Ứng dụng có thể thấy ngay của kỹ thuật này là trong việc nghiên cứu về kết nối giữa các tế bào thần kinh”. Nhóm nghiên cứu cũng hy vọng có thể sử dụng kỹ thuật này để chữa trị cho các bệnh nhân bị tổn thương cột sống trong tương lai.
Dù là sử dụng trong nghiên cứu hay trị liệu thì ứng dụng của kỹ thuật kết nối tế bào thần kinh cũng rất rõ ràng và đầy hứa hẹn.Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Nature Scientific Reports.
Biên dịch: Trungmaster, theo Gizmag
hàn tiếp xúc =’)))
“Hàn” ở đây có ý nghĩa hơi khác với việc dùng vật liệu trung gian như dùng thiếc để hàn hai đầu dây điện.
Bởi vì dây thần kinh truyền tín hiệu thông qua chuyển động của các ion ở màng tế bào nên ý tưởng là đốt hai màng tế bào, ép chúng lại, rồi để chúng tự tạo một lớp màng chung mới. Giống như việc ta tuốt hai đầu dây điện, áp vào nhau rồi dùng băng dính cách điện (lớp màng mới) buộc lại vậy đó.
-Trungmaster-
“Hàn” được chứ vì bản chất của hàn là kết nối 2 hay nhiều vật liệu bằng 1 vật liệu trung gian có thể phản ứng để kết dính vật liệu, trong trường hợp này “vật liệu trung gian” có thể là các protein, axit amin 🙂