Phát triển phần mềm phát hiện nói dối theo cách mới

Khi phát triển một phần mềm cho thiết bị nhận định lời nói dối, khó khăn lớn nhất chính là phải thu thập được dữ liệu hành vi của con người khi họ nói dối. Mặc dù có thể khiến đối tượng nói dối trong khung cảnh định sẵn tại phòng thí nghiệm, nhưng hành vi sẽ không giống trong bối cảnh thực tế. Để có thể thu thập được dữ liệu về hành vi trong thực tế, bạn cần đến một nơi mà ty lệ nói dối vô cùng cao. Đó là lý do mà các nhà khoa học trực thuộc đại học Michigan đã hướng đến những cuộn băng ghi lại các cuộc xử án tại toà.

Giáo sư Rada Mihalcea và Mihai Burzo là hai người đứng đầu dự án này. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật gọi là máy móc học tập (machine-learning) để phân tích 120 đoạn băng ghi lại phiên toà thực tế, Dựa vào kết quả của những phiên toà đó, họ sẽ biết ngay những nhân chứng nào nói dối.

Một số điều đã được rút ra như sau: người nói dối thường có biểu hiện bực tức, nhìn thẳng vào người hỏi, sử dụng hai tay để diễn đạt và sử dụng nhiều cụm từ để thể hiện sử chắc chắn từ phía họ.

Bằng cách chạy thuật toán dựa trên dữ liệu ấy, phần mềm dã tự động phân tích nhiều loại băng ghi lại, trong đó có một nửa số người nói dối và một nửa số người noi thật. Kết quả là máy đã đoán đúng 75% số trường hợp. Đây là kết quả rất khả quan so với việc sử dụng dữ liệu từ nhân chứng phòng thí nghiệm, chỉ đúng trong 50% trường hợp.

Kỹ thuật này được kỳ vọng là khi được phát triển hơn nữa sẽ trở thành một công cụ phát hiện nói dối hiệu quả trong các lĩnh vực như luật pháp, an ninh và sức khoẻ tâm thần. Không giống các loại máy từ trước đến nay, kỹ thuật này không cần phải trực tiếp tương tác vật lý với đối tượng, cho phép mở rộng phạm vi sử dụng.

 


Nguồn: Gizmag

Người dịch: Trịnh Trần Khánh Duy


CHIA SẺ ĐỂ LAN TỎA

0Shares
0

Bình Luận

comments

Bài viêt liên quan