“Muốn học được thì trước hết phải thích học đã”. Ai cũng biết điều này nhưng thất khó để duy trì niềm đam mê này. Thực ra tôi cũng từng là người không thích học. Khi đó, tôi thường ngồi vào bàn không quá 3 phút. Sau này tôi mới hiểu nguyên nhân của việc này xuất phát từ việc tôi bị ép phải học nhưng tôi lại không hề hứng thú với nó. Vì thế, nếu muốn duy trì động lực học tập, các bạn nên chủ động tìm cách nâng cao động lực học của mình.
Nhưng vấn đề là phải làm thế nào để mỗi chúng ta có thể duy trì động lực học tập. Hãy tìm hiểu những phương pháp dưới đây và tìm cho mình cách thích hợp nhất.
Tìm những người bạn
Hiện nay, có khá nhiều học sinh bỏ học ngay sau khi đã vào được trường mình yêu thích. Nhưng thật may mắn, luôn có những người bạn cùng suy nghĩ xung quanh tôi. Những ngày không có tiết 1, chúng tôi thường tập trung tại các phòng học trống của trường để cùng nhau học. Ngoài việc học, chúng tôi cũng dùng thời gian này để viết về những điều mà mỗi người đang quan tâm. Sau đó, lần lượt từng người sẽ phát biểu trước những người còn lại về vấn đề mình đã viết. Có thể nói đây là một cách khá năng động và hiệu quả.
Tuy nhiên, nếu bạn cho rằng rất khó để tìm những người bạn như thế này thì hẳn bạn đã nhầm. Những người như thế luôn ở ngay xung quanh chúng ta. Đó là những người cũng đang mang cùng suy nghĩ với bạn “muốn học mà không học được”. Hãy thử nói chuyện với bạn bè xung quanh mình, hãy đưa ra ra vấn đề của chính bản thân mình, tôi tin rằng bạn sẽ tìm được những người có cùng chí hướng.
Lâp kế hoạch với những mục tiêu “thực tế” và “cụ thể”
Đột nhiên bạn đặt cho mình mục tiêu “phải nói được tiếng Anh” thì đây là cách làm sai lầm. Ít nhất, bạn phải quyết định được rằng để đạt được mục tiêu này bạn cần “bao nhiêu thời gian” và “đạt cấp độ nào”.
Tuy nhiên, với mục tiêu “có thể nói trôi chảy tiếng Anh trong 1 tuần” thì rất khó để có thể thể thực hiện được. Hãy đưa ra những mục tiêu mang tính xác thực cao hơn. Ví dụ như trong 1 ngày bạn sẽ học 1~2 mẫu ngữ pháp, trong một tuần sẽ học khoảng 10 mẫu, tương tự như vậy trong 1 tháng sẽ học 30~40 mẫu. Để làm được điều này hãy giữ cho mình ý thức học hàng ngày và cố gắng duy trì nó.
Học đi đôi với hành
Đúng vậy, đã học thì phải áp dụng những gì mình đã học. Cũng có thể suy nghĩ ngược lại rằng, bởi vì tôi muốn sử dụng những kiến thức này nên tôi phải học. Suy nghĩ này khá dễ hiểu khi bạn đang học một ngôn ngữ nào đó. Bạn học xong mà không nói thì mãi mãi bạn không tiến bộ được. Tức là học không đi đôi với hành.
Thay đổi địa điểm
Thật khó để bạn có thể duy trì khả năng tập trung và động lực khi duy trì việc học trong nhiều giờ đồng hồ tại một địa điểm. Vậy thì tại sao lại không thử thay đổi địa điểm học. Việc thay đổi địa điểm sẽ làm thay đổi không gian học. Không gian học tập được thay đổi sẽ làm tinh thần học tập cũng thay đổi theo.
Ví dụ, bạn thường học bài ở nhà. Nhưng khi đã chán, bạn có thể lên tàu và đến trường học. Thời gian trên tàu bạn có thể ôn lại những gì mình đã học ở nhà. Khi đến trường bạn sẽ có thể trao đổi với bạn bè hoặc thầy cô. Khi bạn cảm thấy chán cách làm này rồi, thay vì đến trường hãy thử lên thư viện, tới một quán cafe yên tĩnh hoặc tới công viên. Việc thay đổi địa điểm học sẽ kéo theo sự thay đổi không gian và cả con người bạn. Điều này sẽ giúp bạn duy trì động lực học tập.
Học bất cứ thứ gì
Để nâng cao động lực học thì bạn cần thiết phải nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nhiều người sẽ suy nghĩ rằng chúng ta đang lãng phí thời gian giải lao này. Vậy thì hãy thử tìm cái gì đó có thể học được trong thời gian này.
Đơn giản như, khá nhiều người sẽ pha cafe trong giờ giải lao của mình. Trong thời gian này, sao bạn không thử tìm hiểu thêm xem “có cách pha nào khác để cafe ngon hơn không” thông qua sách báo hoặc internet. Ngoài ra, còn khá nhiều việc khác bạn có thể tìm hiểu được như cách gấp quần áo nhanh, cách vo gạo…những điều bạn thường không để ý trong cuộc sống hàng ngày. Hãy thử làm theo cách này nếu bạn muốn cuộc sống của bạn phong phú hơn.
Coi trọng những người xung quanh
Đã bao giờ bạn tự hỏi mình những câu hỏi đương nhiên như “tại sao bạn phải học” “có phải vì thành tích” “có phải vì công việc sau này” hay là “vì cái gì khác”. Cơ bản thì mọi người đều trả lời rằng “là vì chính bản thân mình”.
Tuy nhiên, hãy thử suy nghĩ xem tại sao lại có môi trường để bạn có thể học tập. Đó là vì ở đó có sự hỗ trợ của những người xung quanh bạn. Thật không thể tin nổi điều gì sẽ xảy nếu bạn chỉ có một mình. Vì thế, để việc học trở nên thú vị hơn, hãy coi trọng những người xung quanh mình. Họ chính là người sẽ giúp đỡ bạn nâng cao động lực học tập của mình.
Bạn thấy thế nào?
Tôi không chắc tất cả phương pháp trên sẽ thích hợp với bạn. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự muốn nâng cao động lực học tập của mình, thất bại cũng được hãy dành một khoảng thời gian nhất định để áp dụng thử những phương pháp này.
Thực hiện: Bùi Linh. Theo Thechange